Thế hệ Z có sức mạnh rất lớn. Họ có một kênh truyền thông tích hợp lên tới hàng tỉ người trên internet. Họ biết cách gây rắc rối. Nói cách khác, họ biết cách làm mọi thứ rối tung lên nếu họ không có được thứ họ muốn. Bạn có thể coi đó là quyền lợi, hay cũng có thể coi là hư hỏng.
Sức ảnh hưởng của thế hệ Z lan tỏa trong toàn bộ dân số. Nó tạo ra hiệu ứng phá vỡ sự cân bằng quyền lực trong mọi tổ chức hiện có – các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và chính phủ.
Thế hệ Z không giống bất cứ thế hệ nào trước đây trong lịch sử, họ có khả năng thúc đẩy những thay đổi nhờ sức ảnh hưởng. Khả năng gây ảnh hưởng này tạo ra một động lực xã hội hoàn toàn khác. Nó làm cho xã hội trở nên minh bạch hơn, mang lại tiếng nói cho những con người thầm lặng.
Tầm ảnh hưởng và sức thuyết phục
Sự giàu có rất dễ hiểu. Các dấu hiệu và sức ảnh hưởng của nó đến thế giới tồn tại xung quanh chúng ta. Nó là cơ sở của hầu hết các thông điệp mà chúng ta tiếp nhận mỗi ngày. Tuy nhiên, sức ảnh hưởng vẫn còn một điều bí ẩn. Thực tế là nó đã được nghiên cứu chính thức trong hơn 30 năm, với công trình tiên phong của Robert Cialdini, được biết đến với cái tên Bậc thầy tạo ảnh hưởng.
1% dân số thế giới sở hữu 46% tài sản và nắm giữ phần lớn sức ảnh hưởng. Trong khi 50% dân số thế giới chỉ sở hữu 1% tài sản. Song nếu 50% dân số có thể kết nối và kết hợp các nỗ lực, sức ảnh hưởng của họ sẽ thay đổi cách các doanh nghiệp và chính phủ vận hành và đưa ra quyết định.
Ảnh hưởng xã hội thường gắn liền với các bậc thầy về thuyết phục như: nhà tiếp thị, nhân viên bán hàng và chính trị gia. Những người này rất giỏi trong việc điều hướng chúng ta. Thường là trước khi hiểu chuyện gì xảy ra, chúng ta đã phản ứng và rút hầu bao của mình. Tuy nhiên, đây không phải là chủ đề mà Cialdini uốn thảo luận về khái niệm thuyết phục. Quan điểm của ông nhấn mạnh sức thuyết phục phù hợp với đạo lí, giúp cả hai bên có thể trò chuyện.
Cialdini đưa sức ảnh hưởng lên một cấp độ hoàn toàn mới. Ông coi nó như một môn khoa học, đưa ra những nguyên tắc về sức thuyết phục và sức ảnh hưởng phù hợp nhất vào sáu mục hoạt động, theo đúng tinh thần của thế hệ Z, bất kể tuổi tác hay vị trí địa lý. Những nguyên tắc thuyết phục này có thể được sử dụng để tạo ra sự gắn kết niềm tin và cộng đồng.
1. Tính tương hỗ: Nguyên tắc nói về xu hướng trả ơn, chẳng hạn như mua một sản phẩm sau khi nhận được các mẫu thử miễn phí. Điều này bao gồm “đền đáp”, cho và nhận thiện chí cá nhân.
2. Cam kết và sự nhất quán: Nếu mọi người cam kết với một ý tưởng hoặc mục tiêu – dù bằng lời nói hay văn bản – họ có nhiều khả năng tuân theo cam kết đó nhờ những kì vọng về văn hóa trong “những gì bạn nói”, đặc biệt là khi lời hứa công khai.
3. Bằng chứng xã hội: Mọi người sẽ làm những việc họ thấy người khác làm, ngay cả khi họ không phải là người đầu tiên tham gia vào bất kì hoạt động cụ thể nào. Trên thực tế có theer trái ngược với những gì họ đang làm về mặt đạo đức. Trong một thử nghiệm, một hoặc nhiều người tham gia sẽ nhìn lên bầu trời để xem những người tham gia kia đang nhìn gì. Kết quả là một đám đông ngày càng nhiều người nhìn chằm chằm lên bầu trời không có gì đặc biệt. Đây gọi là sức hút của hành vi nhóm.
4. Quyền lực: Mọi người có xu hướng nghe theo các nhân vật có quyền lực, ngay cả khi được yêu cầu thực hiện các hành vi phản cảm. Ví dụ như bệnh nhân thường không đặt câu hỏi với bác sĩ vì sợ làm mất lòng họ.
5. Sự yêu thích: Mọi người hay bị thuyết phục bởi những người mà họ thích, chẳng hạn như những người nổi tiếng, những người được tự do “cư xử tệ” chỉ vì họ nổi tiếng.
6. Sự khan hiếm: Những thứ được coi là hiếm hoặc “khan hiếm” có vẻ có giá trị hơn. Quảng cáo giới thiệu những ưu đãi thường có trong một thời gian nhất định nhằm thúc đẩy doanh số. Tuy nhiên, các công ty và cá nhân tin theo nguyên tắc thuyết phục này nhận ra rằng sự khan hiếm giả mạo đó đã hủy hoại niềm tin của họ.
Theo quan điểm của Cialdini, những nguyên tắc này quan trọng hơn nhóm tuổi mà mọi người có thể được gán vào. Chúng là một phần của cuộc cách mạng để hiểu hành vi ở cả cấp độ cá nhân và đội nhóm.
POEM – Nhân tố quan trọng trong sự phát triển sức ảnh hưởng
POEM không phải là một bài thơ ca ngợi sức mạnh của tiếp thị, nó như một sự thừa nhận của các nhà tiếp thị Thế hệ Z về sức ảnh hưởng tác động đến khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng hiện tại. POEM là viết tắt của “Paid, Owned and Earned Media”, có nghĩa là truyền thông trả tiền (Paid), truyền thông sở hữu (Owned) và truyền thông lan truyền (Earned).
Truyền thông trả tiền
Ngoài sức ảnh hưởng lan truyền chúng ta thấy trên web thông qua Youtube, Twitter và các phương tiện truyền thông khác, sức ảnh hưởng cũng được mua và bán cho các cá nhân và các công ty giàu có, tạo ra cái được gọi là “truyền thông trả tiền”. Hình thức truyền thông này hầu hết chúng ta đều biết đến, như quảng cáo thương mại trên TV và đài phát thanh, quảng cáo trên báo và tạp chí, biển quảng cáo và các banner quảng cáo.
Tác động của truyền thông quảng cáo rất đáng kinh ngạc. Sự nhận diện thương hiệu giúp các công ty đạt được vị thế cao trên thị trường. Bất kỳ công ty mới thành lập nào cũng muốn có vị thế đó nhưng lại không đủ khả năng chi trả để cạnh tranh với ngân sách quảng cáo khổng lồ của các thương hiệu lớn.
Việc lặp lại khẩu hiệu chính là vũ khí tốt nhất trong tay những người tạo ảnh hưởng, và rõ ràng đây vẫn là một trong những kênh quảng cáo quan trọng nhất dành cho các doanh nghiệp truyền thống.
Nhưng trong nhóm nhân khẩu học dưới 32 tuổi, sự thành công của một thương hiệu tự quảng bá chủ yếu thông qua, hoặc có sự hỗ trợ đáng kể từ truyền thông xã hội. Hãy nghĩ về hiệu ứng lan truyền của các video trên Youtube, chúng được xếp hạng cao hơn 24% về mặt giá trị tổng thể của nó.
Truyền thông trả tiền sẽ biến mất. Nhưng muốn tiếp cận thế hệ Z, bạn phải đáp ứng các điều kiện của họ, tạo ra giá trị phù hợp với niềm tin của họ, rằng cộng đồng sẽ quyết định những điều quan trọng và đúng đắn thay vì một công ty quảng cáo.
Truyền thông sở hữu
Với truyền thông sở hữu, bạn không chỉ đơn giản lặp đi lặp lại các khẩu hiệu, các âm thanh, hoặc một quảng cáo và thông điệp. Bạn phải tạo ra trải nghiệm, trang web, chiến dịch truyền thông xã hội, ứng dụng di động hoặc cửa hàng bán lẻ mang thương hiệu công ty nhưng thuộc sở hữu cộng đồng. Ví dụ cửa hàng bán lẻ của Apple, với trải nghiệm được kiểm soát bởi thương hiệu nhưng mục đích sử dụng không gian tập trung vào khách hàng và tỉ lệ khoảng không nhân viên tại cửa hàng cao. Nghe thật khác lạ.
Tuy nhiên, việc sở hữu không gian không có nghĩa là bạn đang tạo ra một trải nghiệm. Dù bị cho là sử dụng kém hiệu quả tài nguyên, nhưng Steve Jobs đã hiểu được giá trị tuyệt vời của việc tạo ra trải nghiệm khách hàng, củng cố cộng đồng yêu thích các sản phẩm của Apple. Và ngày nay, Apple có hơn 400 cửa hàng trên toàn thế giới, và đang tăng số lượng cửa hàng thêm 10% mỗi năm.
Song việc xây dựng hay duy trì những trải nghiệm của truyền thông sở hữu là khá tốn kém. Chúng thường được tăng cường bởi các chiến dịch có chi phí cao và đòi hỏi nhiều nỗ lực sử dụng truyền thông trả tiền. Ngoài ra, các nỗ lực của truyền thông sở hữu thường nhắm mục tiêu vào các đối tượng rất cụ thể, bao gồm các nhóm tuổi.
Và các cửa hàng Apple là một trong những ví dụ tốt nhất về việc thu hẹp ranh giới nhân khẩu học khi mà bạn có thể thấy những người trong độ tuổi từ 4 đến 80 hào hứng như nhau. Đây là biểu hiện căn bản của Hiệu ứng thế hệ Z, kéo các thế hệ lại gần nhau thông qua sự đơn giản của công nghệ.
Truyền thông lan truyền
Đỉnh cao của làn sóng ảnh hưởng đang tăng lên đối với thế hệ Z là “truyền thông lan truyền”. Nếu có thể khai thác sức mạnh của truyền, sự phụ thuộc vào truyền thông trả tiền hoặc truyền thông sở hữu để mua nhận dạng thương hiệu sẽ thay đổi hoàn toàn.
Sự tôn trọng này từ thị trường tạo ra một nhu cầu, mang lại cho bạn nhiều ảnh hưởng hơn. Thông qua đó, bạn có thể phát triển và mở rộng, dựa trên niềm tin bạn đã gây dựng được với khách hàng và người hâm mộ.
Các thế hệ trước không có khả năng tạo nên cộng đồng và không có khả năng ảnh hưởng đến các hành vi của xã hội theo cách thế hệ Z sẽ làm. Các thế hệ trước có quyền biểu tình hoặc tẩy chay một sản phẩm hoặc một công ty, thậm chí là chính phủ. Nhưng chỉ khi họ được truyền thông ủng hộ. Thế hệ Z không cần phải thuyết phục những người gác cổng truyền thông; họ có khả năng đánh sập các công ty và thậm chí cả chính phủ, thông qua ảnh hưởng họ nắm giữ như một cộng đồng siêu kết nối.
Cộng đồng rất quan trọng và quan trọng hơn nhiều so với các thế hệ trước. Đối với thế hệ Z, cộng đồng mang cảm giác của sự thân thuộc, mục đích, ý nghĩa và sự chấp nhận. Và tất nhiên, công đồng của họ phần lớn là ở trên mạng. Thế hệ trẻ là người ủng hộ nhiều nhất cho các cộng đồng mà họ chọn lựa. Đó là quyết định của họ thay vị họ bị buộc phải chấp nhận.
Trạm Đọc – Readstation
Các bạn quan tâm đến cuốn sách “Thế hệ Z” có thể tìm mua tại:
– Fahasa: http://bit.ly/2Jsj07M
– Shopee: http://bit.ly/2PtZqMa