Với việc xuất bản cuốn “Lược sử thời gian”, một bản đúc rút nghiên cứu ngắn gọn, thú vị và sáng suốt một cách xuất sắc, năm 1988 Hawking đã khẳng định được vị trí của mình như là một nhà khoa học Anh đương đại lỗi lạc nhất.
Cuốn sách về nguồn gốc vũ trụ có số lượng bán ra khổng lồ của nhà vật lí lí thuyết này là một kiệt tác trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, kiệt tác đã có ảnh hưởng lên suy nghĩ của cả một thế hệ.
Stephen Hawking thừa nhận rằng ông chưa bao giờ kì vọng ‘’Lược sử thời gian’’ đã làm được điều gì đó như nó thực sự đã làm.
Tò mò là một trong những phẩm chất bẩm sinh tối trọng của chúng ta, và hai câu hỏi – Chúng ta đến từ đâu, và bằng cách nào chúng ta đến được đây? – tiếp tục là những bằng chứng cho sự tò mò vô biện, biểu hiện một cách sinh động cho ý thức con người. Ngày nay, khi chúng ta đặt vị trí của mình trong vũ trụ, không gian ngoài kia vẫn giữ nguyên như là một ranh giới cao cả nhất cho cuộc hành trình khám phá nguồn gốc của nó.
Vài tháng trước (vì việc phát hiện ra sóng hấp dẫn là đúng vài tháng trước, hơn 4 tháng trước, 11/2/16), một sự kiện đã diễn ra ở một góc rất xa của vũ trụ, một lời nhắc nhở đương đại về mối tò mò vô tận này, cháy các tít báo toàn cầu với sự việc một hiện tượng được dự đoán bởi Einstein vào năm 1915, đã được xác minh một cách đầy ấn tượng: sóng hấp dẫn
Theo tờ New York Times, ‘’một rung chấn rất nhỏ, được phát hiện trong một thí nghiệm vật lí kì lạ.’’ trước sự chứng kiến của hai đội các nhà khoa học người Mỹ, cùng với sự cộng tác của những cộng sự đến từ Anh và Đức, vượt qua phần lớn những bất đồng tưởng chừng đã không thể vượt qua được, để ‘’mở ra một cửa sổ mới rộng lớn trên vũ trụ’’. Điều này, nói một cách đơn giản, mang ý nghĩa rộng lớn hơn cả thế trong giờ – một ‘’lần đầu tiên’’ của thiên văn học – khi tổ chức Laser Interferometer Gravitational – Wave Observatory (Đài quan trắc sóng hấp dẫn bằng giao thoa kế laser- LIGO) công bố một tín hiệu từ những dòng sóng hấp dẫn được phát hiện phát ra từ một vụ va chạm và sát nhập giữa hai hố đen khổng lồ (những ngôi sao suy sụp) hàng tỉ năm ánh sáng về trước.
Cần phải nhớ rằng chỉ riêng một năm ánh sáng đã tương đương với 5.88 nghìn tỉ dặm, chúng ta mới hiểu và chú ý được hết mức độ phức tạp trong quy mô của dữ liệu này.
‘’Ông ấy dành trọn những chương cuối cùng cho ‘lỗ sâu đục’, ‘những thiên hà xoắn ốc’, và một vấn đề, có thể là vấn đề gây tranh cãi nhất, ‘lý thuyết siêu dây’’
Với việc xuất bản cuốn “Lược sử thời gian”, một bản đúc rút nghiên cứu ngắn gọn, thú vị và sáng suốt một cách xuất sắc, năm 1988 Hawking đã khẳng định được vị trí của mình như là một nhà khoa học Anh đương đại lỗi lạc nhất. Thêm vào đó, là những phần nhận xét của ông về tất cả những lí thuyết vĩ đại về vụ trụ, từ Galileo và Newton cho đến Einstein, Hawking, người vốn đã nổi danh bởi những công trình về lỗ đen, nắm thêm lấy cơ hội, khám phá và công bố rộng rãi một số những ý tưởng đương đại táo bạo nhất về không gian và thời gian. Ông dành trọn những chương cuối cùng cho ‘lỗ sâu đục’, ‘thiên hà xoắn ốc’, và một vấn đề, có thể là vấn đề gây tranh cãi nhất, ‘lý thuyết siêu dây’’, trong một câu chuyện kể phức tạp, bản phác thảo cho khát vọng của Hawking về một lí thuyết vật lí ‘’hoàn chỉnh, phù hợp và thống nhất.’’
Tham vọng của ông, ông viết, là để thúc đẩy “những thảo luận xung quanh câu hỏi tại sao lại là chúng ta và tại sao vũ trụ tồn tại”. Nếu tìm được câu trả lời cho điều đó, đó sẽ là một thắng lợi tuyệt đối cho loài người – lúc đó, chúng ta sẽ biết được suy nghĩ của Chúa’’.
Bạn có thể sẽ băn khoăn về lợi ích của việc sử dụng cách nói khoa trương như trên? Cái gì thực sự lí giải cho một phân nhánh lí thuyết cao cấp của khoa học, như là vật lý thiên văn học, mà không đóng góp vào sự phát triển của thế giới vật chất (máy bay an toàn hơn, xe hơi đi nhanh hơn, máy giặt chạy tốt hơn)? Chúng ta ở đây, để thừa nhận và hiểu được ý nghĩa về mặt tri thức to lớn nhưng vô hình của nghiên cứu khoa học, đặc biệt là khả năng thay đổi quan điểm của toàn nhân loại về vị trí của chúng ta trong vũ trụ.
Không ai biết thí nghiệm LIGO hay Lược sử thời gian sẽ đạt được điều gì? Tuy nhiên nếu lịch sử tồn tại những tiền lệ, thì những sự tác động vào ý thức của chúng ta có tiềm năng sẽ là rất sâu sắc. Như một đồng nghiệp của tôi ở Observer báo cáo lại: “Bây giờ rõ ràng là các nhà thiên văn học đã tạo ra một kiểu thiên văn học mới: do thám sóng hấp dẫn.” Bước đột phá LIGO tựu chung lại với truyền thống phi thường của nỗ lực khoa học. Như một nhà khoa học tham gia vào thí nghiệm LIGO đã nói: “Điều này khẳng định sự tồn tại của một loạt các lỗ đen tầm trung, một điều mà chúng tôi đã nghi ngờ dựa trên lí thuyết từ lâu. Giờ chúng đã ra đi. Còn chúng tôi đã và đang đạt được nhiều thành tựu.”
Hàng thế kỉ, Aristote, Copecnich, Galileo, Newton, Einstein và rất nhiều học giả khác, mặc dù trong đời sống riêng tư phải chịu những cái giá khá đắt, đã thay đổi hiểu biết của chúng ta về vũ trụ. Sự tính toán của riêng Hawking về doanh số bán sách, phần nào cho thấy Lược sử thời gian sẽ có ảnh hưởng lên suy nghĩ của một thế hệ như nhiều tiêu đề báo đương thời đã đưa tin. Được dịch ra 40 thứ tiếng, ông viết trong phần giới thiệu của ấn bản bìa mềm mới nhất, “trung bình cứ 750 người đàn ông, phụ nữ và trẻ em trên toàn thế giới thì bán được 1 cuốn” (nguyên văn bản dịch tiếng Việt). Con số này là không tệ đối với một cuốn sách mà chính Hawking thừa nhận một cách thoải mái, ông chẳng kì vọng nó “làm được điều gì tốt như nó đã làm được.”
Từ những trang đầu tiên, ông lặp đi lặp lại cậu chuyện cổ tích hư cấu về một bà cụ tí hon đã nói với Bertrand Russell rằng “Thế giới thực tế chỉ là một cái đĩa phẳng tựa trên lung một con rùa khổng lồ mà thôi”, Hawking vừa muốn hướng dẫn người đọc vừa muốn bông đùa. Ông kể lại, đầy nghi hoặc, rằng khi đó Russell đã đáp lại với một nụ cười “Thế vậy con rùa tựa lên cái gì?”, bà cụ trả lời, “Anh thông minh lắm, anh bạn trẻ ạ, anh rất thông minh. Nhưng những con rùa cứ xếp chồng lên nhau mãi xuống dưới, chứ còn sao nữa.” Rõ ràng, Hawking có thể nhận ra sự mỉa mai ngầm ý về những suy đoán của vật lý lượng tử.
“Chúng ta, mỗi cá nhân, đều được tự do tin vào điều gì chúng ta muốn và tôi cho rằng là đây là sự giải thích đơn giản nhất cho việc Chúa không tồn tại”
Thực tế là, nhưng gì sau đó mặc dù không hề kì quặc nhưng rất chắc chắn, một nghiên cứu có thẩm quyền, gửi tới công chúng những hiểu biết của Hawking về không gian và thời gian, sự mở rộng của vũ trụ, vật lí hạt nhân và nguồn gốc của vụ trũ. Gần 30 năm kể từ khi được xuất bản, Hawking đã cải tiến một số ý tưởng của mình. Vào năm 1988, ông dường như đã hoàn toàn bị cám dỗ bởi những sự xao lãng bán tâm linh. Vào năm 2011, ông phát biểu một cách rõ ràng ủng hộ những tri thức về nguồn gốc con người theo phái vô thần: “Chúng ta, mỗi cá nhân, đều được tự do tin vào điều gì chúng ta muốn và tôi cho rằng đây là sự giải thích đơn giản nhất cho việc Chúa không tồn tại. Không ai tạo ra vũ trụ và không ai chỉ đạo số phận của chúng ta. Điều này dẫn tôi đến một sự nhận thức đầy đủ. Có thể thiên đường chẳng tồn tại, và kiếp sau cũng thế. Chúng ta chỉ có duy nhất một cuộc đời để trân trọng thiết kế kì vĩ của vũ trụ, và bởi vì điều đó, tôi cực kì lấy làm vinh hạnh.”
Cuộc sống của riêng Hawking và những nỗ lực anh hùng của ông với những ảnh hưởng gây suy nhược của căn bệnh thần kinh vận động, cộng hưởng vào phản ứng của thế giới với “Lược sử thời gian” và rất nhiều những phỏng đoán sau đó của ông, như thế những đau khổ riêng tư của ông đã phần nào mài sắc nhưng suy luận của ông về vũ trụ và những bí ẩn của nó. Đối với truyền thông, tính chất tiên tri một cách tự nhiên trong những lời nói của ông, và sự dũng cảm đáng ghi nhận mà nhờ nó ông đã bỏ qua hết những lời dự đoán về tuổi thọ ngắn ngủi của mình, đã thấm nhuần một số những lí thuyết của ông với một vẻ bán thần bí. Kể cả đọc một cách qua loa nhất “Lược sử thời gian” cũng sẽ nhắc nhở độc giả của ông rằng chẳng có gì là mờ nhạt hay chưa được kiểm chứng về trí tuệ đứng đằng sau sự kinh điển đương đại này.
Trạm Đọc (Read Station)
Theo The Guardian