Dawkins thú nhận rằng không có một định nghĩa phổ quát nào về “gen”. Hiện nay, chúng ta biết rằng bản thiết kế cho công trình xây dựng một con người được mã hóa trong 23 cặp nhiễm sắc thể, mỗi nhiễm sắc thể trong một cặp được thừa hưởng từ bố và mẹ.
Ban đầu là các gen
Vào ngày 27/12/1831, một nhà tự nhiên học trẻ tuổi tên Charles Robert Darwin để bắt đầu hành trình khám phá của mình trên chiếc tàu khu trục HMS Beagle, chuyến đi kéo dài 5 năm đã đưa anh tới khắp nơi trên thế giới. Anh trở lại với rất nhiều mẫu vật, những ghi chú khoa học phong phú và một học thuyết đáng chú ý đã làm lung lay toàn bộ tư tưởng thế giới: Thuyết tiến hóa qua sự chọn lọc tự nhiên. Đột nhiên, thánh thần trở thành một giả thuyết không chắc chắn và không cần thiết, Chúa Trời đã bị lôi xuống khỏi ngai vàng của Đấng tạo hóa và thế giới trở thành một âm thanh chói tai của những sự kiện mang tính may rủi thay vì là một dàn nhạc giao hưởng được hòa phối nhịp nhàng. Một cách tự nhiên, các thế lực tôn giáo thời bấy giờ vô cùng phẫn nộ và bác bỏ Darwin. Nhưng cũng như những tư tưởng khác khi phải trải qua thời gian, thuyết tiến hóa đã chờ đợi với một sự kiên trì tuyệt vời để được chấp nhận rộng rãi như ngày nay.
Tôi đã bị thu hút bởi ý tưởng đó từ khi tôi mới biết nó lúc còn ở trường trung học. Như tôi được biết thì lập luận quen thuộc của phe hữu thần đưa ra để chống lại thuyết tiến hóa chính là sự phức tạp của thế giới tự nhiên. Theo các tín đồ tôn giáo thì một hệ thống phức tạp và “hoàn hảo” (bất kể nó có hàm ý gì) như tự nhiên nhất thiết phải có bàn tay một kiến trúc sư ẩn đằng sau đó. Nhưng sự thực là nó không “hoàn hảo” – tự nhiên rất năng động. Những gì chúng ta cảm nhận như là sự ổn định thực ra là sự cân bằng nội môi, một chuỗi tuần hoàn của cuộc sống, ăn thịt loài khác và bị ăn thịt, và cũng như tự nhiên liên tục tự cân bằng thì cuộc sống cũng vậy, cả một nhóm loài có thể bị tuyệt chủng (như khủng long) để dọn đường cho sự xuất hiện của những loài khác.
Nhưng khoan! Con người chúng ta là khác biệt, phải chứ? Đúng là chúng ta có cạnh tranh, nhưng chúng ta cũng thể hiện lòng vị tha. Con người hi sinh mạng sống của họ để bảo vệ thế hệ con cháu, bảo vệ anh chị em họ, đồng hương của họ… Nếu chúng ta là những cỗ máy sống còn ích kỷ, tại sao chúng ta lại làm vậy? Điều này có nghĩa là bên trong chúng ta tồn tại những tia sáng của thần thánh, có phải vậy không
Chà, không hẳn, theo Richard Dawkins, điều đó chỉ có nghĩa là bên trong chúng ta có “Gen vị kỷ”
Không cần phải giới thiệu về “Gen vị kỷ” nữa, nó là một trong những cuốn sách khoa học mang tính biểu tượng mà mọi người dường như đều đọc, giống như với cuốn “Vượn trần trụi” của Desmond Morris vậy. Tôi đã hơi muộn (chà, khoảng năm tôi 37 tuổi) trong việc tiếp cận nó. Tuy nhiên, cuốn sách đã không hề mất đi sự quyền rũ hay sức mạnh của nó, điều mà sự tàn phá của thời gian có thể gây ra: nhìn chung, nó đã trở nên mạnh mẽ hơn.
Dawkins thú nhận rằng không có một định nghĩa phổ quát nào về “gen”. Hiện nay, chúng ta biết rằng bản thiết kế cho công trình xây dựng một con người được mã hóa trong 23 cặp nhiễm sắc thể, mỗi nhiễm sắc thể trong một cặp được thừa hưởng từ bố và mẹ. Mã bên trong nhiễm sắc thể được viết bằng các phân tử DNA – chính là thuật ngữ “hai sợi xoắn kép” nổi tiếng mà Dawkins dùng trong “Trục bất tử”.
Các phân tử DNA là bộ sao chép. Chúng sao chép chính bản thân mình; chúng cũng sản xuất protein vốn là những khối kiến tạo cơ bản của sự sống như chúng ta đã biết. Những phân tử DNA này (một vài dạng của chúng) là “sự sống” ban đầu trong “món súp nguyên thủy”: chúng tự tái sản xuất bản thân và cạnh tranh với những phân tử khác để tồn tại. Chọn lọc tự nhiên xác định phân tử nào tồn tại và phân tử nào phải chết đi.
Dawkins định nghĩa một gen (định nghĩa mượn của G. C. Williams) như “bất cứ bộ phận nào của chất liệu tạo nên nhiễm sắc thể mà có thể tồn tại qua các thế hệ đủ để dùng làm một đơn vị của chọn lọc tự nhiên”. Nói cách khác, một gen là một bản sao với độ tin cậy cao: nghĩa là nó đảm bảo rằng những bản sao của nó không có lỗi và vì thế tuổi thọ của bản sao đó được đảm bảo.
Vì vậy, trong “món soup nguyên thủy”, những gen này tiếp tục đi vào cuộc cạnh tranh vui vẻ với những gen khác, và phát triển những phương thức tồn tại mới trong môi trường ngày càng phức tạp. Như là một phần của công nghệ sinh tồn, các gen tạo nên rất nhiều cỗ máy, chúng tụ lại với nhau để tạo nên những gen rất phức tạp trong bối cảnh đó. Những cỗ máy đó càng ngày càng phức tạp, từ những đơn bào amip đến con người hoàn thiện.
Dawkins bắt đầu cuốn sách của mình với một câu hỏi: “Tại sao lại là con người”. Đây là câu trả lời của ông – vì gen có thể sống sót và nhân rộng. Chúng ta chẳng là gì ngoài những phương tiện của gen, chúng ta tồn tại để đảm bảo sự sinh tồn của chúng.
Điều này phá vỡ ảo tưởng, có phải không? Nhưng Dawkins cũng chưa dừng lại ở đó. Sau khi kéo nhân loại xuống khỏi chiếc bệ “đỉnh cao của sự sáng tạo”, ông tiến hành giải thích tất cả những tình cảm cao thượng như tình yêu, lòng vị tha, đức hi sinh, vv.. như là kết quả của những chiến thuật sinh tồn của gen – là những chiến thuật cực kì ích kỷ. Thật khó để giúp một thế hệ đã được huấn luyện để nhìn con người theo một cách đặc biệt, và dựa trên tất cả những cảm xúc như là bằng chứng cho sự độc nhất của con người – cái tách bạch họ với những “loài động vật cấp thấp”. Như một tấm áp phích kinh khủng từng viết trong một diễn đàn mà cuốn sách này được đem ra bàn luận: “Vậy thì lòng bị tha cũng giống như đi bằng bô? Ôi trời ơi””.
Bất chấp những chán nản ban đầu, Dawkins bắt đầu sao lưu những lý luận của mình với những lập luận khoa học vững chắc, thật là khó để tranh cãi với ông, và cũng không dễ để cảm thấy thích thú khi ông trình bày lý thuyết của mình với sự chính xác về mặt toán học.
Sự hung hăng và sự ổn định
Một trong những lý luận phổ biến nhất được đưa ra để chống lại thuyết tiến hóa đó là trạng thái không kiểm soát được của tính hung hăng sẽ dẫn đến một môi trường “ổn định” và tự do cho tất cả mà chúng ta cho rằng nó không thể tồn tại. Dawkins giải thích điều này với một khái niệm ESS (Chiến thuật tiến hóa ổn định) – cái có thể dẫn đến trạng thái cân bằng động hoặc cân bằng nội môi: ông thừa nhận một lý thuyết rằng xã hội bao gồm những kẻ hung hăng đơn thuần (“những con diều hâu”) và những người theo chủ nghĩa hòa bình đơn thuần (“những con bồ câu”), ông chứng minh một cách logic rằng trải qua thời gian, số lượng của diều hâu và bồ câu sẽ ở ổn định ở một mức gần tương đương. Điều này xảy ra bởi vì không phải những cỗ máy sinh tồn sẽ quyết định ai là kẻ thắng cuộc mà đó là do gen. Quan niệm này được mở rộng hơn nữa với các biến tốt đẹp về hành vi – cuối cùng, luôn luôn dẫn đến một cơ cấu linh động và ổn định.
Trong chương 12, “Người tốt về đích trước” (được thêm vào trong lần xuất bản thứ 2), Dawkins mở rộng học thuyết của mình và trình bày một tổ hợp các chiến thuật tiến hóa khác nhau, được mô hình hóa trong Lý thuyết trò chơi. Nó mô tả chi tiết các chiến lược tiến hóa mà ông đã thử trên máy tính của mình (cùng với sự góp sức của rất nhiều các nhà khoa học khác) cũng như dựa trên các kết quả đầu ra. Đây là một phân tích rất thú vị và theo quan điểm của tôi thì đây là phần hấp dẫn nhất của cuốn sách – nhưng nó có thể chỉ là người kĩ sư đối với tôi – một người yêu bất cứ cái gì liên quan tới toán học mà thôi.
Review sách Gen Vị Kỷ minh họa bằng tranh hoạt hình
Ồ phải. Trở ngại cũ. Góc nhìn yêu thích của những nhà tạo hóa. Nếu chúng ta đều ích kỉ, tại sao lại xuất hiện lòng vị tha ở đây? Tại sao cha mẹ hi sinh cho con cái họ, tại sao anh chị em làm những điều tương tự như vậy cho nhau. Tại sao chúng ta cùng hợp tác?
Theo Dawkins thì không. Nếu chúng ta nhìn nó từ góc độ của gen, thì tất cả đều sáng rõ.
Khi chúng ta nói về gen, chúng ta nói về những tập hợp gen ở đây: một nhóm các gen cùng hoạt động để tối đa hóa khả năng sinh tồn. Dawkins đã sử dụng một phép loại suy thông minh với một đội chèo. Nếu huấn luyện viên đang lựa chọn một đội thì ông ta, sau một khoảng thời gian, sẽ lựa chọn đội mà có thể đi xa hơn để khả năng chiến thắng được tối đa hóa – một tay chèo thông minh sẽ không tìm thấy được vị trí trong đội nếu anh ta không góp phần vào nỗ lực của nhóm. Trong trường hợp của gen, chọn lọc tự nhiên đóng vai trò người huấn luyện viên. Những gen mà không thể hòa hợp được đơn giản sẽ bị đào thải trong cuộc đua tiến hóa.
Cũng nên nhớ rằng gen không phải là một đơn vị thể chất riêng lẻ của DNA; nó là tất cả những bản sao của một đơn vị cụ thể của DNA và được phân phối trên toàn thế giới. Một gen có thể hỗ trợ bản sao của chính nó đang nằm trong cơ thể của người khác. Nếu như vậy thì đây có thể là nguồn gốc của lòng vị tha. Dawkins gọi nó là “genesmanship” – gen liên hệ con người. Ông dành 4 chương để giải thích cách áp dụng nó vào quan hệ anh chị em, con cái, người yêu và người hoàn toàn xa lạ. Trong chương cuối cùng (‘The Long Reach of the Gene’) – Dawkins extrapolates the above argument to cách mà gen của loài này có thể mở rộng tầm với của nó đến loài khác, và khả năng là dẫn đến thiệt hại sau này; từ đó ông giải thích về trạng thái kí sinh.
Ai đó có thể tiếp nhận những điều này hoặc bỏ qua nó, nhưng những lý luận thì đã được suy tư kĩ lưỡng và trình bày rõ ràng bằng logic khoa học vô cảm. Ở đây không có quan điểm cá nhân nào cả. Nó làm cho việc đọc trở nên thú vị, mặc dù các phân tích toán học có thể làm nản lòng một số người.
Khái niệm “meme” có lẽ là khái niệm mang tính cách mạng nhất trong cuốn sách này. Dawkins định nghĩa meme là một đơn vị truyền tải văn hóa, một ý tưởng đơn giản được nhân rộng trong bộ não con người, trong món “súp nguyên thủy” của văn hóa con người; đây là món súp khác với món súp sinh học mà lúc đó mới được ra đời trên trái đất này. Trích lời của chính ông:
Những ví dụ cho meme đó là các giai điệu, ý tưởng, những cụm từ dễ ghi nhớ, quần áo thời trang, cách làm đồ gốm hay cách xây dựng những mái vòm. Cũng như gen tăng trưởng trong tổ hợp gene bằng cách nhảy từ cơ thể này sang cơ thể khác thông qua trứng hoặc tinh trùng, thì meme tăng trưởng trong tổ hợp meme bằng cách nhảy từ bộ não này sang bộ não khác thông qua một quá trình mà theo nghĩa rộng có thể hiểu là sự bắt chước.
Theo Dawkins, tất cả những ý tưởng phổ biến (kể cả ý tưởng về Thiên Chúa) đều là meme: Meme tồn tại bởi vì nó có những giá trị sinh tồn trong tổ hợp meme. Nếu chúng ta chạy theo những ý tưởng này, toàn bộ đấu trường trí tuệ sẽ chẳng là gì ngoài một nhóm những meme vật lộn để tồn tại – đây không phải là một tư tưởng nhằm khai sáng trí tuệ cho lắm. Dường như Dawkins rất cảm kích điều này, bởi vì ông kết thúc chương về meme bằng những suy đoán rằng con người có một khoang chứa cho sự chân thực, không vụ lợi, lòng vị tha. Ông nói rằng: “Chúng ta đều được tạo nên như những cỗ máy gen và được duy trì như những cỗ máy meme, nhưng chúng ta có sức mạnh để chống lại đấng tạo hóa của chúng ta. Chúng ta đơn độc trên Trái Đất này, chúng ta có thể nổi loạn và chống lại sự chuyên chế của các bản sao ích kỉ.
Tôi rất hâm mộ ý tưởng của những người theo Jung về Vô thức tập thể và tôi không thể dự đoán về việc liệu meme có thể được nhúng vào gen không? Có lẽ vô thức tập thể không phải là gì ngoài một vài đơn vị nhỏ của nhận thức đã được nhúng vào gen và từ đó chỉ dẫn cho quá trình tồn tại? Nếu thật như vậy, thì đây có thể là trường hợp của thiết kế thông minh, hoặc hơn thế nữa là sự tiến hóa thông minh.
Đây là một trong những cuốn sách khoa học viết cho đại chúng mang tính khai sáng và đồng thời rất thú vị. Một cuốn sách mà bạn không nên bỏ lỡ.
Trạm đọc (Read Station) dịch và tổng hợp