Ông Lưu có 3 người con, hai trai và một gái. Vì muốn gia đình có cuộc sống đầy đủ, ấm no, hồi con trẻ ông đi làm bạt mạng để kiếm tiền. Sau này, kiếm được chút vốn, ông mở một cửa nhà hàng kinh doanh. Việc làm ăn khá thuận lợi, dần dần ông có của ăn của để, mua xe, mua nhà.
Mấy năm trước, một lần không may, ông bị ngã gãy chân phải ngồi xe lăn. Hằng ngày chỉ quanh quẩn trên giường, đợi con cháu đến hỏi thăm, chăm sóc.
Hiện, con trai cả của ông đang điều hành một công ty, do vậy anh ấy rất bận, không có nhiều thời gian đến thăm bố. Con trai thứ hai lại càng không muốn nhắc đến. Từ nhỏ đã nhiễm nhiều thói quen hư, sau này anh đi làm công nhân ở một xưởng máy, lương chỉ đủ nuôi bản thân.
Ông Lưu chỉ có con gái út là người hiếu thảo. Mặc dù cô ấy đã lấy chồng, nhưng cô luôn tranh thủ giành thời gian về thăm bố.
Mặc dù mọi người nhìn ông ai cũng nghĩ là ông là người hạnh phúc. Ông có nhà, tiền tiết kiệm không phải là ít, cuộc sống hằng ngày trôi khá êm đềm. Tuy vậy ông cũng có nỗi khổ riêng. Ông hay đau đáu rằng là nếu như một ngày, ông mất thì tài sản chia như thế nào.
Thực tế, ông đã suy nghĩ khá kỹ về vấn đề này. Có điều ông nghĩ rằng một ngày mình không còn tiền, các con có chăm sóc ông như bây giờ không. Trước đây, một người bạn của ông đã chia tài sản cho các con khá sớm nên sau này con cái thờ ơ, ông ấy phải vào viện dưỡng lão sinh sống.
Cuối cùng, sau khi nghĩ cẩn thận ông quyết định chia tài sản cho ba người con. Ông hy vọng, một ngày mình về với tổ tiên, các con không phải tranh giành cãi nhau vì chuyện này.
Vì điều kiện con trai cả khá tốt, ông cho con 10 vạn NDT (tương đương với 350 triệu VND), con trai thứ 2 cuộc sống còn khó khăn nên ông cho 15 vạn (tương đương với 526 triệu VND) và cho con gái 5 vạn NDT (tương đương với 175 triệu VND).
Số tiền còn lại khoảng 5 vạn NDT (tương đương với 175 triệu VND) ông giữ cho mình dùng để chi trả phí sinh hoạt hằng ngày. Còn căn nhà, ông nhờ người định giá tài sản, rồi bán đi và chia đều cho 3 con.
Sau khi nhận được số tiền mà bố chia, các con ông Lưu rất vui mừng, luôn miệng cảm ơn ông. Nhưng sau đó, thái độ sau này của ba người không giống nhau. Điều kiện kinh tế khá tốt, con trai cả nên không để ý chỗ tiền này. Được nhận tiền, con trai thứ hai rất vui vì anh đi làm 10 năm mới có số tiền ấy. Còn cô con gái rất hiểu chuyện, nhận được tiền bố cho, cô mua cho ông vài bộ quần áo.
Mọi chuyện đã được sắp xếp xong xuôi, ông Lưu vô cùng hối hận. Từ ngày ấy trở đi, hai con trai không quan tâm tới ông. Trước đây, hai con nửa tháng về nhà một lần còn bây giờ một cuộc gọi điện cũng không có. Nếu ông gọi, họ chỉ nói qua loa rằng bận, hứa sẽ sớm về nhà.
Lúc này ông Lưu hiểu rằng, ngày trước hai người con thường xuyên đến chỉ là vì muốn ông chia tài sản. Ông càng nghĩ càng không hiểu tại sao ông vất vả chăm sóc các con như vậy mà bây giờ lại coi ông như người lạ.
May mắn thay, ông còn cô con gái út. Mặc dù, biết bố chia tài sản cho mình không nhiều, nhưng cô không oán trách hay ghét bỏ. Ngược lại, cô quan tâm bố hơn trước. Vì không thấy các anh trai về thăm, cô đã đưa bố về nhà mình để tiện chăm sóc và báo hiếu.
Những lưu khi trước khi chia tài sản cho các con:
Mặc dù, không phải gia đình nào sẽ gặp hoàn cảnh tương tự như ông Lưu. Tuy nhiên, việc không chia tài sản quá sớm sẽ giúp cho cuộc sống của bản thân đảm bảo đồng thời dạy con cái biết tự lập, không dựa dẫm.
Về việc có nên chia tài sản trước hay không, mọi người cần phải suy nghĩ cẩn thận và có kế hoạch cụ thể. Nếu con yêu cầu phân chia mà bản thân chưa muốn thì hãy giữ vững lập trường trước sự thuyết phục của con.
Nguồn:
Nguồn tin: https://cafef.vn/cu-ong-u68-som-chia-tai-san-cho-3-con-de-tuoi-gia-an-tam-khong-ngo-bat-khoc-vi-1-ly-do-toi-vo-cung-hoi-han-188240901064149985.chn