Tại Hội nghị lần thứ 26 về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (COP26) năm 2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã đưa ra cam kết NET ZERO cho Việt Nam vào năm 2050. Là “mắt xích” quan trọng trong nền kinh tế, các tập đoàn lớn tại Việt Nam đã và đang cho thấy quyết tâm hành động cùng mục tiêu chung.
Trong đó có Manulife Việt Nam.
Tại Hội thảo Tầm nhìn xanh Việt Nam vừa qua, bà Trần Thị Kim Cương, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Quản lý Quỹ Manulife Investment Việt Nam cho biết, Tập đoàn Manulife có trụ sở chính tại Canada, và xuyên suốt lịch sử hoạt động, Tập đoàn luôn có định hướng cũng như hành động hướng đến việc đầu tư cho sức khoẻ của hành tinh, bao gồm thúc đẩy trồng cây phủ xanh, mở rộng diện tích rừng. Đến nay, tập đoàn Manulife đã trồng được 1,3 tỷ cây với tổng diện tích 2,2 triệu héc-ta trên toàn thế giới. Hiện Manulife đang là tập đoàn tài chính dẫn đầu về quản lý diện tích rừng lớn nhất thế giới, và sẽ tiếp tuc duy trì vị thế này nhằm hạn chế tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu.
“Trong khuôn khổ của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tổ chức vào tháng 12/2022, Tập đoàn Manulife cũng đã cam kết tham gia chiến dịch trồng 1.000 tỷ cây phủ xanh trái đất. Tôi nghĩ rằng, khi tất cả tổ chức cùng chung tay góp sức sẽ tạo sự lan tỏa rất lớn. Tại Việt Nam, chúng tôi cũng đã và đang có nhiều chương trình nhằm tạo điều kiện cho nhân viên tham gia như hoạt động cải tạo môi trường cảnh quan, trồng cây và thông qua đó, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cũng như là giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu” – Bà Kim Cương cho biết.
Với bề dày lịch sử hơn 135 năm hoạt động trong ngành bảo hiểm nhân thọ và quản lý tài sản, chiến lược phát triển bền vững của Manulife sẽ tiếp tục tập trung vào những lĩnh vực mà Tập đoàn tin chắc rằng sẽ tạo ra được sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất, bao gồm: Nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần; Thúc đẩy cơ hội kinh tế toàn diện & Phát triển một tương lai bền vững.
Cùng với mục tiêu của chiến dịch toàn cầu “Lan tỏa sức ảnh hưởng”, Manulife định hướng phát triển “Một doanh nghiệp tốt hơn vì một thế giới tốt đẹp hơn” thông qua các cam kết và giải pháp sáng kiến trong lĩnh vực tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần cho mọi người, thúc đẩy các cơ hội phát triển kinh tế toàn diện cũng như hướng đến một tương lai bền vững. Trong đó, một trong những ưu tiên hàng đầu là lấp đầy những khoản “thiếu hụt bảo vệ” cùa người dân.
Manulife định nghĩa rằng, khoản “thiếu hụt bảo vệ” là khoản thiếu hụt khi nguồn lực tài chính hiện hữu của khách hàng không đủ để đáp ứng nhu cầu bảo vệ trong trường hợp không may xảy ra. Đây là một trong những vấn đề đang gia tăng trên toàn cầu, gây ảnh hưởng đến các thị trường mới nổi cũng như các quốc gia phát triển.
Số liệu từ một báo cáo của tổ chức Swiss Re cho thấy, khoản “thiếu hụt bảo vệ” trong năm 2019 ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương là khoảng 83.000 tỷ USD. Tại Việt Nam, năm 2021, chỉ có 11% dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ. Mức độ thâm nhập của bảo hiểm nhân thọ tính theo GDP khá thấp – chỉ chiếm khoảng 2,47% tổng GDP năm 2021. Bên cạnh đó, chi phí y tế từ tiền túi hộ gia đình vẫn chiếm khoảng 43% tổng chi phí y tế, cao gấp đôi so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Do đó, một trong những ưu tiên của Manulife trong chiến dịch “Lan tỏa Sức Ảnh hưởng” là mở ra các cơ hội kinh tế toàn diện cho tất cả mọi người, thúc đẩy sự dịch chuyển đi lên của các nhóm thiểu số và làm cho các giải pháp tài chính trở nên dễ tiếp cận hơn. Điều này bao gồm việc nâng cao nhận thức và thu hẹp khoản thiếu hụt bảo vệ.
Manulife Việt Nam cam kết giúp thu hẹp khoản thiếu hụt bảo vệ, đồng thời hỗ trợ tầm nhìn của Chính phủ Việt Nam về việc có 15% dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ vào năm 2025.
Tại Việt Nam, Manulife đã khẳng định vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe thông qua ứng dụng ManulifeMOVE. Sau 3 năm ra mắt, ManulifeMOVE đã thu hút hơn 180 ngàn người sử dụng thường xuyên, ghi nhận kỷ lục hơn 14 tỷ bước chân vận động trên ứng dụng (tương đương quãng đường 700 lần vòng quanh Trái đất).
Con người muốn khoẻ mạnh phải có một môi trường lành mạnh, bền vững.
“Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực sức khỏe và tài chính thịnh vượng, bảo vệ và khôi phục môi trường là một phần sứ mệnh của chúng tôi. Chúng tôi hiểu rằng con người không thể khỏe mạnh nếu sống trên một hành tinh không khỏe mạnh. Biến đổi khí hậu đang tác động đến khả năng hít thở không khí sạch, tiếp cận nước uống an toàn cũng như khả năng phòng tránh thiên tai của tất cả chúng ta”, đại diện Công ty TNHH Quản lý Quỹ Manulife Investment Việt Nam chia sẻ.
Đó là lý do tại sao Tập đoàn Manulife đang nỗ lực hết mình để đóng góp vào quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế phát thải ròng carbon bằng 0, giảm lượng khí thải, đồng thời cung cấp các giải pháp dựa trên tự nhiên để giúp bảo tồn hành tinh mà tất cả chúng ta cùng chia sẻ.
Thực hiện cam kết tham gia chống biến đổi khí hậu, Manulife Việt Nam đã phối hợp cùng Trung tâm bảo tồn thiên nhiên trồng gần 30.000 cây bản địa (tính đến tháng 10/2023), phủ xanh hơn 10 ha rừng, là một trong những hoạt động nằm trong chuỗi chương trình đẩy mạnh số hóa, cùng khách hàng giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường ở Việt Nam.
Tập đoàn Manulife đang quản lý hơn 2,2 triệu héc-ta đất rừng và hơn 470.000 héc-ta đất nông nghiệp trên toàn cầu – với 100% diện tích rừng được chứng nhận bền vững từ các tổ chức đánh giá độc lập .
Vào năm 2021, Quỹ Quản lý Đầu tư Manulife đã đầu tư gần 90.000 héc đất rừng ở Maine (US) nhằm hấp thụ và lưu trữ carbon, giúp đẩy nhanh tiến độ của Kế hoạch hành động vì Khí hậu & Môi trường của Manulife thông qua khoản đầu tư tác động ưu tiên.
“Các sáng kiến trồng cây phủ xanh quy mô lớn không chỉ giúp ứng phó tốt hơn trước biến đổi khí hậu và phục hồi hệ sinh thái, mà còn gửi một thông điệp quan trọng về chuyển đổi xanh, cũng như củng cố niềm tin rằng mỗi chúng ta đều có thể tạo ra sự khác biệt”, đại diện Tập đoàn chia sẻ.
Đồng hành cùng Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên GAIA, Manulife Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu phủ xanh 4 khu rừng trải dài khắp 3 miền Bắc – Trung – Nam với gần 30.000 cây xanh bản địa, tương đương 12,8 héc-ta rừng trong năm 2023. Ước tính, mỗi héc-ta rừng trồng có thể hấp thụ khoảng 99-123,2 tấn CO2 mỗi năm.
Thông qua các giải pháp chuyển đổi số cùng chuỗi hoạt động cùng khách hàng trồng rừng, Manulife muốn đề cao những lợi ích môi trường của việc chuyển đổi số cũng như giúp thay đổi thói quen lâu dài của khách hàng về sự phụ thuộc vào giấy tờ. Bởi, rừng và đất nông nghiệp, như mọi người đều biết, có thể đóng vai trò tương tự bể lọc carbon. Như vậy, so với các hoạt động của công ty thì tài sản Manulife đang sở hữu hiện hấp thụ nhiều carbon hơn lượng thải ra.
Song song với chiến dịch trồng rừng, giải pháp số hóa Trang Hợp đồng của tôi – ManuConnect cũng thường xuyên được cập nhật tính năng mới, nâng cao trải nghiệm trực tuyến của khách hàng, cho phép khách hàng quản lý hợp đồng hợp đồng bảo hiểm của họ. Với ManuConnect, khách hàng có thể tra cứu hợp đồng, cập nhật thông tin, thực hiện các giao dịch trực tuyến như đóng phí định kỳ, yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm mọi lúc mọi nơi.
Tập đoàn Manulife cũng cam kết giảm 35% lượng giấy sử dụng vào năm 2025 riêng tại Việt Nam chúng tôi đã đạt được tỷ lệ giảm 60%, đồng thời tập đoàn có kế hoạch đảm bảo lượng giấy còn lại đến từ các nguồn khai thác bền vững. Theo đó, Manulife đang khuyến khích khách hàng sử dụng giải pháp số hoá để đơn giản hóa quy trình giao dịch, đồng thời tăng cường tương tác và nâng cao trải nghiệm của khách hàng với Công ty.
Tại Việt Nam, các giải pháp số hóa như eClaims và ePOS, cùng với hành trình chuyển đổi trải nghiệm khách hàng (CXT) trong hoạt động kinh doanh của Công ty, đang giúp thúc đẩy một tương lai bền vững hơn. Tính đến nay, 95% khách hàng của Manulife Việt Nam đã thực hiện nộp đơn yêu cầu chi trả quyền lợi bảo hiểm thông qua hình thức số hóa và các giao dịch điện tử của khách hàng với Công ty đã tăng 538% so với năm 2018.
“Và chúng tôi thậm chí còn đang làm nhiều hơn thế nữa. Manulife cam kết đưa mức phát thải ròng carbon bằng 0 vào năm 2050; Giảm 35% lượng khí thải nhà kính tuyệt đối trong phạm vi 1 – các nguồn phát thải trực tiếp từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và phạm vi 2 – các nguồn phát thải gián tiếp thông qua lượng năng lượng sử dụng của doanh nghiệp vào năm 2023; 100% đất nông nghiệp do tập đoàn Manulife Investment Management đang đầu tư đủ điều kiện được chứng nhận bền vững vào năm 2023; Giảm 35% lượng giấy vào năm 2025, đồng thời đảm bảo số lượng giấy còn lại là từ các nguồn bền vững”.
Tập đoàn cũng đẩy mạnh triển khai các giải pháp đồng bộ như gia tăng hiệu quả sử dụng năng lượng, chuyển đổi nhiên liệu xanh và ứng dụng năng lượng tái tạo tại các tòa nhà Manulife để đạt được tất cả mục tiêu này.
Nhìn chung, Manulife tập trung phát triển tương lai bền vững gắn liền với những cam kết mạnh mẽ về xã hội và môi trường. Thông qua chiến dịch “Lan tỏa sức ảnh hưởng”, Manulife tiếp tục tạo ra nhũng giá trị lâu dài cho doanh nghiệp, cộng đồng và hành tinh mà chúng ta đang sống. Đây là cách Manulife xây dựng một doanh nghiệp tốt vì một thế giới tốt đẹp hơn.
Tập đoàn Manulife đã ban hành các hướng dẫn về đầu tư bền vững (ESG) trong đó đưa ra các tiêu chí đánh giá cụ thể về môi trường xã hội và về quản trị để đảm bảo các khoản đầu tư của tập đoàn mang lại tác động tích cực cho môi trường và cộng đồng. Tại Việt Nam, Manulife là một trong những nhà đầu tư tiên phong đầu tư vào các trái phiếu xanh do các tổ chức phát hành đề tài trợ cho các dự án đáp ứng các tiêu chí xanh và tiêu chí phát triển bền vững. Hiện tại Việt Nam đã phát hành hai trái phiếu xanh trong năm 2022 và 2023 theo nguyên tắc trái phiếu xanh do Hiệp Hội thị trường vốn quốc tế (ICMA) công bố, và Manulife Việt Nam là nhà đầu tư lớn của cả hai trái phiếu xanh này. Điều đó cũng thể hiện cam kết của Manulife Việt Nam trong việc làm giảm tác động của việc biến đổi khí hậu và xây dựng một xã hội phát triển bền vững hơn tại Việt Nam.
Hương Xuân
Nhịp sống thị trường
Theo Nhịp sống thị trường
Copy link
Lấy link!