Sách bàn về sự chuyển dịch trung tâm quyền lực của thế giới từ phương Tây sang phương Đông. Peter Frankopan đánh giá đây là sự “thay đổi và chuyển dịch có tính chất và quy mô mang tầm thời đại”. Là nhà nghiên cứu lịch sử chuyên nghiên cứu về “on đường tơ lụa” – tuyến đường thông thương quan trọng trong lịch sử nhân loại – Peter Frankopan tổng hòa nhiều bằng chứng để đưa độc giả vào mạng lưới những “con đường” đang góp phần tạo nên bộ khung kinh tế và địa chính trị của thế giới ngày nay.
“Con đường tơ lụa mới: Hiện tại và tương lai của thế giới” – tác giả Peter Frankopan – dự đoán xu hướng địa chính trị, kinh tế toàn cầu.
Sách bàn về sự chuyển dịch trung tâm quyền lực của thế giới từ phương Tây sang phương Đông. Peter Frankopan đánh giá đây là sự “thay đổi và chuyển dịch có tính chất và quy mô mang tầm thời đại”. Là nhà nghiên cứu lịch sử chuyên nghiên cứu về “on đường tơ lụa” – tuyến đường thông thương quan trọng trong lịch sử nhân loại – Peter Frankopan tổng hòa nhiều bằng chứng để đưa độc giả vào mạng lưới những “con đường” đang góp phần tạo nên bộ khung kinh tế và địa chính trị của thế giới ngày nay.
Sách gồm năm phần, chia sẻ cái nhìn của tác giả với xu hướng dịch chuyển quyền lực thế giới, gồm: Những con đường dẫn tới phương Đông, Những con đường dẫn tới trái tim của thế giới, Những con đường dẫn tới Bắc Kinh, Những con đường dẫn tới tranh đua, Những con đường dẫn tới tương lai.
Tác giả chỉ ra cái tên nhiều khả năng sẽ là trung tâm mới của thế giới: Bắc Kinh. Điều này khiến người đọc liên hệ đến một cụm thuật ngữ phổ biến nhiều năm gần đây: Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI). Một Vành đai, Một Con đường, tên gọi ban đầu của BRI, được chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên đưa ra vào cuối năm 2013 khi đề xuất hợp nhất Vành đai kinh tế con đường tơ lụa và con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21. Sau khi được Thủ tướng Lý Khắc Cường quảng bá rộng rãi trong các chuyến thăm tới châu Á và châu Âu, sáng kiến này nhanh chóng thu hút sự chú ý của dư luận Trung Quốc và thế giới.
Ở lời giới thiệu sách, tiến sĩ Phạm Sỹ Thành – giám đốc Chương trình Nghiên cứu chiến lược Mekong – Trung Quốc – cho rằng: “Cái hay của Frankopan là ông đã dành thời gian khảo cứu cụ thể những sự kiện nổi bật mang tính đương đại ở khắp các khu vực dọc theo hành lang Con đường Tơ lụa cổ đại, kết nối chúng lại với nhau theo một tư duy mạch lạc, và từ đó đưa ra lập luận rất hấp dẫn: sự tiến hóa của Con đường Tơ lụa, dù theo hướng nào đi chăng nữa, cũng sẽ là điểm mấu chốt để định hình nên thế giới của tương lai”.
Tác giả Peter Frankopan sinh năm 1971, là giáo sư lịch sử toàn cầu tại Đại học Oxford (Anh), giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Byzantine. Ông tốt nghiệp Đại học Cambridge với giải thưởng về nghiên cứu lịch sử, từng là chuyên gia nghiên cứu tại trường này. Ông là chuyên gia thành viên của Hiệp hội Lịch sử Hoàng gia Anh, Hiệp hội Nhân học Hoàng gia Anh, một trong 10 cố vấn của chính phủ Trung Quốc. Frankopan từng được bạn đọc biết đến với cuốn The silk roads: A new history of the world (Những con đường tơ lụa: Lịch sử mới về thế giới, phát hành năm 2015),
Vnexpress