Mỹ và Nhật Bản luôn là hai quốc gia đạt được thứ hạng cao trên bảng đánh giá chất lượng nền giáo dục bởi
Giáo dục ở Mỹ: tự do, tôn trọng tự do của người khác, chú trọng đến trải nghiệm thực tế. Nền giáo dục Mỹ hướng con người đến tự do để phát huy tính sáng tạo. Các chương trình học các trường ở Mỹ rất giàu tính trải nghiệm, kích thích trẻ phát hiện, đưa ra tất cả suy nghĩ xung quanh một câu hỏi.
Giáo dục ở Nhật: đạo đức là cốt lõi, tự lập và không áp lực thi cử. Nền giáo dục Nhật Bản luôn theo tiêu chí “con người = đạo đức”. Đạo đức là điều mà một học sinh phải biết đến đầu tiên. Bên cạnh đó đề cao tính tự lập và kỷ luật, không ỷ lại. Giáo dục Nhật Bản nhấn mạnh “học sinh là trung tâm”.
Phương châm giáo dục của Mỹ và Nhật xuất phát từ triết lý của hai nhà giáo dục John Dewey và Tsunesaburo Makiguchi.
John Dewey (1859 – 1952), nhà triết học chuyên nghiên cứu tâm lý học thực hành và chuyên về sư phạm đã sáng tạo ra phương pháp giáo dục thực nghiệm – còn được gọi là chủ nghĩa thực nghiệm – tập trung chủ yếu vào trải nghiệm của con người. Những triết lý của ông về giáo dục mang đến cho chúng ta sức mạnh tổng hợp, giàu tính sáng tạo, một cách sống thể hiện sự sinh động, năng động mà sinh mạng vốn có.
Tsunesaburo Makiguchi (1871 – 1944), chủ tịch đầu tiên của phong trào Soka Gakkai, một nhà giáo lỗi lạc của Nhật Bản với những tư tưởng để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo học sinh, sinh viên. Lý thuyết giáo dục sáng tạo (Giáo dục Soka) của ông vẫn có giá trị thiết thực với nền giáo dục hiện nay.
Dewey và Makiguchi đều là những con người sống trong thời kỳ thế giới có nhiều biến động và tư tưởng của họ đã gặp nhau. Cả hai ông đều là những nhà giáo dục đầu tiên đi từ quan điểm mục đích của giáo dục là “vì trẻ em”. Những điểm tương đồng của hai ông về giá trị của hạnh phúc với con trẻ, vai trò của phụ nữ, sự cân bằng giữa công việc và học tập, mối quan hệ giữa tuổi thơ và giáo dục ở nhà trường và gia đình… đều được chỉ ra trong cuốn sách “Cách dạy – Cách học – Cách sống trong thế kỉ XXI”.
Cuốn sách gồm 4 chương, 20 phần, là cuộc đối thoại của ba học giả:
– Jim Garrison (Giáo sư Triết học giáo dục tại Đại học Bách khoa Virginia); ông là tác giả của hơn 230 tác phẩm, tiêu biểu như: Triết học Dewey và vấn đề phục hưng chủ nghĩa dân chủ, Suy nghĩ về thế kỷ mới nhân dịp kỷ niệm ngày sinh 150 của Dewey…
– Larry Hickman (Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Dewey, Giáo sư Triết học tại Đại học Carbondale). Ông là tác giả của nhiều tác phẩm như: John Dewey’s Pragmatic technology, Pragmatism as postposmodernism: Lesson from John Dewey…
– Daisaku Ikeda (Chủ tịch Tổ chức Soka Gakkai International), là người sáng lập hệ thống giáo dục Soka (sáng tạo giá trị), từ Trường mầm non Soka đến Đại học Soka ở Nhật Bản, Đại học Soka ở Mỹ. Ông là tác giả của nhiều tác phẩm như: Cách mạng con người, Trí tuệ trong Pháp Hoa Kinh, Con đường tuổi trẻ, Tiếng chuông cảnh tỉnh thế kỷ XXI…
Cuộc đối thoại của các tác giả đã diễn ra cởi mở. Garrison, Hickman và Ikeda đã thẳng thắn chỉ ra những vấn đề của giáo dục hiện đại như:
– Giáo dục là vì kinh tế hay vì hạnh phúc của trẻ em
– Bữa ăn trong trường học
– Nạn bắt nạt trong trường học
…
Đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục trong xã hội và sự cần thiết phải thay đổi cơ bản từ khái niệm giáo dục vì lợi ích của xã hội sang khái niệm xã hội vì lợi ích của giáo dục.
Cốt lõi của triết lý giáo dục tuyệt vời mà hai nhà giáo dục Dewey và Makiguchi là: giáo dục không phải là chuẩn bị cho cuộc sống, giáo dục tự nó gắn liền với cuộc sống.
Cuốn sách sẽ là một tài liệu bổ ích cho nhà trường, gia đình và xã hội để cùng nhìn nhận lại mục đích của giáo dục, đặc biệt trong thời điểm cải cách, đổi mới giáo dục đang cần nhiều sự sáng tạo hơn nữa.
Mời các bạn đón đọc cuốn sách này!