Đã bao giờ bạn thất bại nhiều lần mặc dù bạn cũng đề ra mục tiêu để cố gắng. Nếu vẫn loay hoay tìm cách vẽ ra những hướng đi trong tương lai một cách cụ thể và thực tế thì chắc chắn bạn không thể bỏ qua cuốn sách “Đừng để mục tiêu như diều không gió”.
S.J. Scott, hiện đang điều hành trang blog Develop Good Habits (Phát triển các thói quen tốt). Mục đích của trang web này là chỉ ra làm sao mà việc liên tục phát triển thói quen có thể đưa bạn đến với một cuộc sống tươi đẹp hơn.
Đến năm 2003, khi mới bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến, Scott đã khám phá ra được một chân lý đơn giản: “Không ai khác, mà chính bạn phải là người chịu trách nhiệm với cuộc đời mình.” Câu nói này đã giúp tác giả nhận ra rằng, nếu muốn thành công trong việc kinh doanh, thì trước tiên, mình phải thay đổi con người bên trong bản thân đã.
Vì sao bạn nên đọc cuốn sách này?
Mỗi người chúng ta đều sẽ có những cách thức để thực hiện mục tiêu khác nhau, nhưng những người thông minh sẽ luôn lựa chọn phương thức khoa học nhất để có thể dễ dàng chinh phục mục tiêu của họ hơn. Nếu bạn là một người hay bị lãng quên những mục đích của bản thân và chưa xác định được những mục tiêu cụ thể, có lẽ bạn sẽ thay đổi hoàn toàn tư duy về định hướng cho bản thân sau khi đọc xong cuốn sách “Đừng để mục tiêu như diều không gió”.
Điều đặc biệt về cuốn sách
Không phải là những lời động viên, hay lời nói suông để tạo cho bạn những động lực nhất thời. “Đừng để mục tiêu như diều không gió” là một cuốn sách rất thực tế, giúp bạn thiết lập và đạt được mục tiêu theo nguyên tắc S.M.A.R.T.
“S.M.A.R.T” được George Doran sử dụng lần đầu tiên trong số báo ra tháng 11/ 1981 trên tờ Management Review.
S.M.A.R.T là viết tắt của các từ: Specific (Rõ ràng), Measurable (Có thể đo lường được), Attainable (Khả thi), Relevant (Phù hợp) và Time – bound (Có thời hạn).
Những mục tiêu rõ ràng trả lời cho sáu câu hỏi “W”: Who (Ai), What (Cái gì), Where (Ở đâu), When (Khi nào), Which (Điều gì), Why (Vì sao).
Khi bạn có thể xác định từng yếu tố, bạn sẽ biết được những công cụ (và những hoạt động) nào là cần thiết để đạt được mục tiêu đó.
- M: Measurable (Có thể đo lường được)
Những mục tiêu có thể đo lường được là những mục tiêu có thể xác định thời gian chính xác, số lượng hoặc những đơn vị khác – bất cứ đơn vị cần thiết nào để đo lường quá trình theo đuổi một mục tiêu.
- A: Attainable (Khả thi)
Chìa khóa để thiết lập mục tiêu khả thi là hãy nhìn vào cuộc sống hiện tại và thiết lập một đích đến có vẻ hơi xa tầm với của bạn một chút.
- R: Relenvant (Phù hợp)
Những mục tiêu phù hợp tập trung vào những điều mà bạn thực sự mong muốn.
- T: Time – bound (Có thời hạn)
Những mục tiêu có thời hạn phải được hoàn thành trước một hạn chót rõ ràng, cụ thể.
Các mục tiêu S.M.A.R.T đều rõ ràng và dễ xác định. Nó không gây ra sự hoài nghi và kết quả mà bạn muốn đạt được.
Trong cuốn sách “Đừng để mục tiêu như diều không gió” cũng đề cập đến kế hoạch 10 bước để đạt được bất kỳ mục tiêu nào:
- Bước 1: Mua một cuốn sổ mục tiêu
Tiến sĩ Gail Matthews, chuyên gia tâm lý học tại Đại học Dominican, bang California đã phát hiện ra rằng những người thực hiện ba hoạt động quan trọng dưới đây có tỷ lệ thành công cao hơn 33% so với những người chỉ giữ mục tiêu trong đầu:
- Viết ra các mục tiêu
- Chia sẻ chúng với bạn bè
- Gửi thông tin cập nhật hàng tuần về các mục tiêu của mình
Ở bước đầu tiên này, tác giả sẻ chia sẻ cho bạn tầm quan trọng của cuốn sổ mục tiêu.
- Bước 2: Thiết lập một danh sách mục tiêu trong đời
Những câu hỏi để khám phá bản thân trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống là cách bạn thực hiện bước 2 để thiết lập những mục tiêu trong đời.
- Bước 3: Viết ra các mục tiêu trong năm
Mỗi người đều sẽ có những mục tiêu dài hạn nhưng về cơ bản, thiết lập một mục tiêu S.M.A.R.T hằng năm là đủ.
Tập trung vào viết thiết lập các mục tiêu hằng quý
Thiết lập mục tiêu hằng quý bằng cách thực hiện năm hành động
– Biến các mục tiêu hằng quý thành bản kế hoạch hành động
“Chìa khóa để đạt được mục tiêu một cách xuất sắc là biến những mục tiêu của bạn thành các bản kế hoạch”
– Sáng tạo các ý tưởng dự án sử dụng bản đồ tư duy
Thay vì dùng những phương thức cũ và khuôn mẫu để lên kế hoạch thì bạn có thể sử dụng bản đồ tư duy. Ở bước này, tác giả sẽ hướng dẫn cụ thể quy trình để tạo một bản đồ tư duy.
– Học những kỹ năng mới cho một mục tiêu cụ thể.
Cụ thể và rõ ràng là điều bạn cần hướng đến, nghiêm túc thực hiện những kỹ năng, nhiệm vụ để đạt được mục tiêu cụ thể bạn đã đề ra. Hãy lên danh sách cho những kỹ năng mới bạn cần thực hiện và tập trung thực hiện vào một kỹ năng để làm việc có hiệu quả hơn và hơn hết là lập kế hoạch từng bước chứ đừng ôm đồm quá nhiều thứ cùng một lúc.
Làm việc (hay “Những thói quen giúp bạn đạt được mục tiêu như thế nào?”)
Sử dụng bản tổng kết hằng tuần để tạo một lịch trình
Theo dõi mức độ hoàn thành các mục tiêu của bạn
- Bước 7: Vượt qua năm trở ngại trong việc thiết lập mục tiêu S.M.A.R.T
Có năm trở ngại cơ bản mỗi ngày và mỗi trở ngại luôn có những giải pháp hữu hiệu riêng. Ở bước 7, tác giả sẽ giúp bạn vượt qua năm trở ngại này.
- Bước 8: Nhìn lại các mục tiêu của bạn
- Bước 9: Sử dụng tinh thần trách nhiệm để duy trì động lực
- Bước 10: Thực hiện một bản đánh giá mục tiêu hằng quý
“Đánh giá hằng quý là cách để bạn học từ những trải nghiệm trong quá khứ”. Hãy thực hiện bản đánh giá hằng quý để rút kinh nghiệm trong tương lai.
Những mục tiêu sẽ không thể hoàn thành bằng sự hời hợt, tâm trí nửa vời cùng sự thiếu nghiêm túc của bạn. Rõ ràng, có thể đo lường, khả thi, phù hợp, có thời hạn là những điều mà việc thiết lập mục tiêu “S.M.A.R.T” sẽ giúp bạn chinh phục thành công.