“Đường cong hạnh phúc” là một cuốn sách không thể thiếu của những người sắp bước vào tuổi trung niên, cũng như những người đang ở trong giai đoạn ì trệ, xuống dốc này của cuộc đời. Không chỉ bày ra trước mắt độc giả khu rừng âm u tuổi trung niên, “Đường cong hạnh phúc” còn đưa ra nhiều chỉ dẫn quý giá giúp bạn có thể băng qua nhanh hơn khu rừng đó.
Dựa trên nghiên cứu từ các nhà kinh tế, tâm lý, thần kinh học và trải nghiệm cũng như tìm hiểu của chính bản thân, tác giả Jonathan Rauch đã chứng minh cho độc giả thấy rằng “Đường cong hạnh phúc” là một hiện tượng phổ biến trong cuộc sống của con người. Theo đó, hạnh phúc trong cuộc sống con người đi theo quỹ đạo hình chữ U, nó bắt đầu suy giảm qua giai đoạn trưởng thành, nằm dưới đáy chữ U ở tuổi trung niên, và bắt đầu tăng trở lại ở độ tuổi 50. Quan trọng hơn thế, những gợi ý của tác giả sẽ giúp mỗi người có thể chủ động đón nhận và vượt qua giai đoạn trung niên khó khăn này trong cuộc sống.
Giai đoạn tự nhiên trong cuộc sống
Với cách viết đơn giản mà không thiếu phần dí dỏm, hấp dẫn, tác giả Jonathan Rauch đã dẫn dắt độc giả dễ dàng đi qua hàng chục nghiên cứu của các nhà kinh tế, tâm lý, thần kinh học về chủ đề hạnh phúc, sự biến đổi tâm lý của con người theo thời gian.
Theo tác giả Jonathan, khái niệm “khủng hoảng tuổi trung niên” được một số nhà khoa học đưa ra lần đầu tiên vào giữa những năm 60 và giờ đây, khái niệm này trở thành một quy chiếu phổ biến trong văn hóa đại chúng. Tuy vậy, trên thực tế có rất ít người gặp phải khủng hoảng thực sự; mà đa phần chỉ là sự sụt giảm mức độ hài lòng với cuộc sống trong thời gian tương đối dài ở tuổi trung niên. Đây là giai đoạn hoàn toàn bình thường và tự nhiên, tương tự như giai đoạn dậy thì trong cuộc sống của mỗi người,
Các nhà nghiên cứu, bao gồm cả nhà kinh tế học Hannes Schwandt của Đức, giải thích sự sụt giảm này là do thực tế cuộc sống không phù hợp với kỳ vọng của nhiều người. Khi còn trẻ, nhiều người mong đợi sự hài lòng trong cuộc sống của mình cao hơn những gì họ đã trải qua. Điều này đúng đối với nhóm không gặt hái được các thành công giống như mình mong muốn và cả những người đạt được nhiều mục tiêu đầu đời, nhưng sau đó lại không chinh phục được những đỉnh núi cao hơn giống như mong đợi.
Bên cạnh đó, thói quen so sánh mình với những người xung quanh, chỉ thấy hạnh phúc khi thấy mình hơn họ, cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người dù đạt được thành công so mục tiêu mình đã đặt ra thời trẻ, có gia đình hòa thuận ấm êm, vẫn bị ủ ê, chán chường trong thời gian dài khi đến tuổi trung niên. Nhiều trường hợp còn dẫn đến khủng hoảng, rạn nứt, đổ vỡ thật sự trong mối quan hệ với người thân, vợ chồng…
Xét trên bình diện rộng, kinh tế phát triển, đời sống vật chất trở nên sung túc hơn cũng không tác động đáng kể đến chỉ số hạnh phúc của đại bộ phận người dân. Từ các kết quả nghiên cứu của mình, nhà kinh tế học ưu tú người Anh Richard Layard đã đưa ra kết luận: “Người dân ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh lại ít vui vẻ hơn những người ở các nước phát triển chậm hơn. Sự thay đổi chóng mặt khiến người ta cực kỳ bất an”. Kết quả này được gọi là nghịch lý giữa những tỷ phú bất hạnh và người nông dân hạnh phúc.
Tìm lại hạnh phúc
Dữ liệu lớn của các kết quả nghiên cứu cho thấy, sau khi trải qua đoạn u ám tuổi trung niên, hầu hết mọi người đều ngộ ra chân lý của cuộc sống và trở nên hạnh phúc hơn ở độ tuổi từ 50 trở lên. Tuy nhiên, ngoài việc chờ đợi cho giai đoạn này qua đi, mỗi người hoàn toàn có thể chủ động trong lối sống, suy nghĩ để thay đổi được nhanh hơn cuộc sống của mình.
Để tìm lại được hạnh phúc cho cuộc sống, tác giả cuốn sách “Đường cong hạnh phúc” dẫn lại lời khuyên của nhiều nhà kinh tế và tâm lý học. Theo đó, những người ở độ tuổi trung niên hãy cố gắng từ bỏ thói quen so sánh mình với những người khác. “Hãy nhìn xuống chứ đừng nhìn lên”. Bởi ngược lại, cá nhân đó sẽ luôn thấy mình thua kém nhiều người và không thể tìm được sự hài lòng, hạnh phúc.
Bên cạnh hãy nhìn lại chặng đường đã qua với lòng biết ơn, thấy đủ nếu mình đã đạt được, thậm chí cao hơn cả mục tiêu thời trẻ.
Khi xem xét dữ liệu của 27 quốc gia (hầu hết là các nước phát triển), hai nhà kinh tế học người Ý Stefano Bartolini và Francesco Sarracino nhận thấy sự tăng trưởng về thu nhập quốc dân chỉ tác động đến mức độ hài lòng của người dân trong một thời gian rất ngắn, sau đó mọi người đều đã quen với hoàn cảnh mới nên không còn thấy hạnh phúc nữa. Ngược lại nếu tham gia nhiều hội nhóm, gia tăng kết nối cộng đồng, thì về lâu dài mọi người sẽ hân hoan, mãn nguyện hơn rất nhiều.Vì vậy, việc xây dựng lòng tin, nuôi dưỡng các mối quan hệ và những dạng hỗ trợ xã hội khác cũng là một giải pháp hữu hiệu giúp mọi người có được hạnh phúc, đặc biệt là những người lứa tuổi trung niên.
Và còn nhiều lời khuyên hữu ích khác.
Cuốn sách “Đường cong hạnh phúc” vì vậy là một cuốn sách không thể thiếu của những người sắp bước vào tuổi trung niên, cũng như những người đang ở trong giai đoạn ì trệ, xuống dốc này của cuộc đời. Không chỉ bày ra trước mắt độc giả khu rừng âm u tuổi trung niên, “Đường cong hạnh phúc” còn đưa ra nhiều chỉ dẫn quý giá giúp bạn có thể băng qua nhanh hơn khu rừng đó.
Cuốn sách “Đường cong hạnh phúc” nhận được rất nhiều đánh giá tích cực của độc giả cũng như các chuyên gia tác giả nổi tiếng trên thế giới. Nhận xét về cuốn sách, Martin Binder, Giáo sư kinh tế Đại học Bard Berlin viết: “Jonathan Rauch đã đối chiếu hạnh phúc thực tế ở tuổi trung niên với mức độ hạnh phúc mà mọi người kỳ vọng. Đây là một phát hiện khoa học hấp dẫn và quan trọng. Đường cong hạnh phúc là cuốn sách thú vị không thể bỏ qua đối với những người quan tâm đến lĩnh vực khoa học hạnh phúc, cũng như bất kỳ ai sắp bước sang tuổi tứ tuần”.
Về tác giả:
Jonathan Rauch là nhà nghiên cứu kỳ cựu của Viện Brooking, Washington, DC.
Ông là tác giả của một số cuốn sách và nhiều bài báo về các chủ đề đa dạng như chính sách công, văn hóa, chính phủ trên các tờ báo danh tiếng như: New York Time, Wall Street Journal, The Washing