Thursday, 15 May 2025
Subscribe
Cafe Bệt
  • 🔥
  • Doanh Nghiệp
  • Công Nghệ
  • Thể Thao
  • Thời Sự
  • Người Nổi Tiếng
  • Đời Sống
  • Sức Khỏe
  • Tài Chính
  • Bất Động Sản
  • Xe
Font ResizerAa
Cafe BệtCafe Bệt
Search
Have an existing account? Sign In
Follow US
© 2022 Foxiz News Network. Ruby Design Company. All Rights Reserved.
Cafe Bệt > Blog > Thể Thao > Tào Nham Lỗi – từ đứa trẻ bị bỏ rơi đến tân vương cờ tướng
Thể Thao

Tào Nham Lỗi – từ đứa trẻ bị bỏ rơi đến tân vương cờ tướng

Last updated: 14/05/2025 9:13 pm
Cafe Bệt
Share
SHARE

Kỳ thủ từng bị bố mẹ bỏ rơi lúc còn sơ sinh, Tào Nham Lỗi vừa thắng hai giải lớn để được ví như “tân vương giả” của cờ tướng Trung Quốc.

Tào Nham Lỗi (phải) trong ván thắng Vương Vũ Bác ở chung kết siêu giải Ngũ Dương, tại thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc ngày 11/5/2025. Ảnh:YCWB

Tào Nham Lỗi (phải) trong ván thắng Vương Vũ Bác ở chung kết siêu giải Ngũ Dương, tại thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc ngày 11/5/2025. Ảnh:YCWB

Tào Nham Lỗi được biết đến với biệt danh “Khí Tử Đại Sư”, vì hai lý do. “Khí” trong tiếng Hán là vứt bỏ, “Tử” có thể chỉ các quân cờ. Khí tử theo nghĩa đó là thí quân, vì lối đánh bỏ quân giành thắng lợi có phần mạo hiểm của Nham Lỗi.

Còn một lý do khác khiến kỳ thủ 34 tuổi có biệt danh này. “Tử” còn có nghĩa là đứa con. Bởi anh từng bị bố mẹ đẻ vứt bỏ khi chưa tròn một tuổi.

Chuyện bắt đầu từ 33 năm trước. Vào một buổi sáng tháng 9/1992, trước khi bình minh lên ở thành phố Tam Môn Hiệp, tỉnh Hà Nam, bà Tào Tú Phượng mở cửa, thấy một chiếc chăn đặt trong giỏ. Kiểm tra kỹ hơn, bà thấy trong chăn có một bé trai khoảng 10 tháng tuổi. Cạnh cậu bé, chỉ có một mẩu giấy ghi ngày sinh: 3/11/1991.

Tào Nham Lỗi (trái) đánh cờ khi còn nhỏ. Ảnh: Baidu

Tào Nham Lỗi (trái) đánh cờ khi còn nhỏ. Ảnh: Baidu

Sau hàng chục năm, bà Tào vẫn nhớ cảnh tượng đó. Cậu bé bị những vết loét, dính mủ bao phủ, và hoảng sợ. Sau khi kiểm tra, bà cùng chồng là ông Lưu Ký Học thở phào nhẹ nhõm khi biết bé trai không bị dị tật bẩm sinh. Họ đem cậu bé vào nhà để tắm rửa, rồi quyết định nhận làm cháu nuôi.

Bốn người con của ông Lưu, bà Tào phản đối kịch liệt. Ông 53 tuổi, làm trong ngành đường sắt. Bà 51 tuổi, làm bên dịch vụ ăn uống. Gia đình có thu nhập chỉ ở mức trung bình. Khi các con đề xuất đưa cậu bé tới trại trẻ mồ côi, bà Tào ôm cậu vào lòng rồi nói: “Thằng bé thật đáng thương. Cứ coi nó là thành viên mới trong gia đình đi. Đó là số phận”.

Ông Lưu lấy họ của bà Tào đặt cho cậu bé, lấy tên “Nham Lỗi”, tức là “bốn hòn đá và một ngọn núi”, với mong muốn cháu sẽ trở nên mạnh mẽ.

Nếu như bà Tào có công nuôi nấng, cưu mang, ông Lưu đóng vai trò quan trọng giúp Nham Lỗi trở thành cao thủ cờ tướng. Ông thích chơi cờ, và dạy cậu từ khi còn nhỏ. Nhưng khi Nham Lỗi lên 6 tuổi, ông Lưu qua đời vì xuất huyết não sau cú ngã xe đạp cùng bà Tào. Trước khi chết, ông nói với bà rằng: “Nham Lỗi có năng khiếu chơi cờ, nên phải rèn luyện thật tốt”.

Để thực hiện di nguyện của chồng, bà Tào đi khắp nơi tìm gia sư cho Nham Lỗi. Lên 7 tuổi, lực cờ của Nham Lỗi đã nổi tiếng khắp Tam Môn Hiệp. Cậu vô địch trẻ toàn quốc theo lứa tuổi, năm 2002 và 2003. Khi mới 13 tuổi, Nham Lỗi đã vô địch U16 quốc gia. Lên 14 tuổi, cậu vô địch toàn thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, không phân biệt lứa tuổi.

Tào Nham Lỗi khi còn tuổi teen, và bà Tào Tú Phượng. Ảnh: Baidu

Tào Nham Lỗi khi còn tuổi teen, và bà Tào Tú Phượng. Ảnh: Baidu

Để Nham Lỗi thăng tiến vượt bậc từ khi còn trẻ, bà Tào đã bỏ tiền bạc và công sức cho cậu ghi danh ở những học viện cờ vua có tiếng. Bà dùng toàn bộ số tiền tiết kiệm, khoảng 50.000 nhân dân tệ (180 triệu đồng), để trang trải chi phí học tập, đi lại và thi đấu của Nham Lỗi. Một con trai và con dâu bà cũng vì thế mà chia tay. Trước những khó khăn và bất hạnh trong cuộc sống, bà cháu Tào vẫn nương tựa vào nhau.

Biết hoàn cảnh khó khăn của họ, cũng như năng khiếu cờ tướng của Nham Lỗi, trường trung học Thâm Quyến đã miễn học phí cho cậu. Hai bà cháu còn được ở ký túc xá, được hỗ trợ 400 tệ (1,4 triệu đồng) mỗi tháng phí sinh hoạt, giai đoạn 2006-2009. Khi Nham Lỗi đỗ đại học, các thầy trò trong trường cũng góp được một khoản 3.000 tệ (10,8 triệu đồng) làm phí đi đường.

Cùng thời Nham Lỗi, các kỳ thủ như Vương Thiên Nhất, Trịnh Duy Đồng hay Tạ Tĩnh nổi bật hơn, và đều đã trở thành kỳ vương, được phong Đặc cấp đại sư (danh hiệu cao nhất do Liên đoàn cờ tướng Trung Quốc trao). Nham Lỗi có thể vẫn đứng dưới các cao thủ này một bậc.

Nhưng ở Đại hội thể thao trí tuệ thế giới 2019, Nham Lỗi bất ngờ loại Duy Đồng ở bán kết, rồi hạ Thiên Nhất trong trận chung kết. Anh trở thành kỳ thủ hiếm hoi quật ngã được cả hai kỳ thủ mạnh nhất làng cờ ở một giải đấu. HC vàng Đại hội năm đó giúp Nham Lỗi được Liên đoàn cờ tướng thế giới phong làm Đại kiện tướng quốc tế.

Trong vụ án mua bán độ rung chuyển làng cờ tướng, Thiên Nhất, Duy Đồng, Triệu Hâm Hâm hay Uông Dương đã bị cấm thi đấu trọn đời. Nham Lỗi cũng nằm trong danh sách, nhưng chỉ nhận án phạt nhẹ nhất là phê bình công khai.

Tào Nham Lỗi lấy hai tay ôm mặt sau khi thắng Vương Vũ Bác ở chung kết siêu giải Ngũ Dương, tại thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc ngày 11/5/2025. Ảnh: Sina

Tào Nham Lỗi lấy hai tay ôm mặt sau khi thắng Vương Vũ Bác ở chung kết siêu giải Ngũ Dương, tại thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc ngày 11/5/2025. Ảnh: Sina

Không còn những siêu sao, làng cờ tướng mất đi phần nào người hâm mộ. Nhưng siêu giải Ngũ Dương Bôi vừa qua vẫn thu hút hàng triệu lượt xem trên các nền tảng. Mỗi ngày thi đấu, có hàng trăm lượt khách đến xem trực tiếp. Họ chờ đợi liệu cái tên nào sẽ lên ngôi trong chương mới của kỳ đàn.

Nham Lỗi đang cho thấy anh là vị vua mới, khi đăng quang ba giải quan trọng đã qua năm nay là Hàm Cốc Luận Đạo, Kim Tượng Thành và Ngũ Dương Bôi.

Tại Kim Tượng Thành theo hình thức cờ nhanh, Nham Lỗi vượt qua nhiều cao thủ như Mạnh Phồn Duệ, Vương Vũ Bác, Lý Hàn Lâm hay Dương Thế Triết. Đến Ngũ Dương theo hình thức cờ tiêu chuẩn, “Khí Tử Đại Sư” tiếp tục loại nhiều kỳ thủ mạnh, trước khi thắng Vũ Bác trong trận chung kết. Báo Dương Thành Vãn gọi Nham Lỗi là “tân vương giả” của làng cờ, sau chức vô địch Ngũ Dương.

Nham Lỗi từng tự nhận anh không giỏi nói, có phần nhút nhát và điềm đạm. Nhưng niềm đam mê cờ tướng của anh toát ra mạnh hơn như bất cứ cao thủ nào khác. Sau chức vô địch Ngũ Dương, anh chỉ ôm mặt và ngồi một lúc bên cạnh bàn cờ.

Làng cờ Trung Quốc chuẩn bị có một học bổng mang tên Tào Nham Lỗi, để dành cho những kỳ thủ có hoàn cảnh khó khăn. Mục tiêu tiếp theo của anh có lẽ là vô địch cá nhân toàn quốc để được coi là kỳ vương thực thụ. Nhưng với những khó khăn đã phải trải qua, kỳ thủ 34 tuổi đã là một vị vua trong mắt nhiều người hâm mộ.

Xuân Bình


Nguồn tin: https://vnexpress.net/tao-nham-loi-tu-dua-tre-bi-bo-roi-den-tan-vuong-co-tuong-4885535.html

Share This Article
X Email Copy Link Print
Previous Article Thiết kế đẹp, giá rẻ ngang nhưng lại có một ưu điểm ai cũng cần
Next Article Bộ trưởng Nội vụ: Xây dựng KPI cho công chức theo vị trí việc làm

Nhịp sống trẻ mỗi ngày!

Cùng cập nhật những tin tức nóng hổi, đa dạng về kinh tế, xã hội, văn hóa và giải trí. Đón nhận nhịp sống trẻ, năng động, và sáng tạo mỗi ngày.
FacebookLike
XFollow
PinterestPin
InstagramFollow
YoutubeSubscribe
TiktokFollow
- Advertisement -
Ad image

Đang được quan tâm

Hơn 10.000 người hợp luyện diễu binh ở đường Lê Duẩn

Khối sĩ quan đặc công diễu hành qua lễ đài. Binh chủng Đặc công là…

By Cafe Bệt

Báo động vi nhựa làm 356.000 người tử vong mỗi năm do bệnh tim

Phân tích dựa trên dữ liệu khảo sát dân số và mẫu nước tiểu từ…

By Cafe Bệt

Đường Lê Quang Đạo kéo dài ở Tây Hà Nội được thông xe

Đường Lê Quang Đạo kéo dài có điểm đầu tại nút giao cắt với đại…

By Cafe Bệt

Tin liên quan

Thể Thao

Medvedev muốn mời Djokovic làm HLV

By Cafe Bệt
Thể Thao

HLV CAHN tiếc khi không thắng nhà vô địch Thái Lan

By Cafe Bệt
Thể Thao

Công An Hà Nội hoàn tiền cho CĐV không được vào sân

By Cafe Bệt
Thể Thao

Trực tiếp trận Công An Hà Nội vs Buriram United ở lượt đi chung kết ASEAN Club Championship 2025

By Cafe Bệt
Go to mobile version
Welcome Back!

Sign in to your account

Username or Email Address
Password

Lost your password?