Cafe Bệt

Nhịp sống trẻ mỗi ngày

Font ResizerAa
Font ResizerAa
Cafe BệtCafe Bệt
Search
Have an existing account? Sign In
Follow US
© 2022 Foxiz News Network. Ruby Design Company. All Rights Reserved.
Cafe Bệt > Blog > Sức Khỏe > Phát hiện vi khuẩn nguy hiểm có khả năng kháng kháng sinh
Sức Khỏe

Phát hiện vi khuẩn nguy hiểm có khả năng kháng kháng sinh

Last updated: 26/05/2025 9:51 am
Cafe Bệt
Share
SHARE

Theo thông báo của Đại học Tel Aviv (TAU), vi khuẩn Vibrio có thể gây ra các bệnh nghiêm trọng ở người, bao gồm các vấn đề về dạ dày, nhiễm trùng vết thương và nhiễm trùng tai. Vi khuẩn này cũng gây hại cho các loài động vật biển như san hô và động vật có vỏ.

Đáng chú ý, vi khuẩn Vibrio có thể chia sẻ gene, nghĩa là khi một chủng trở nên có hại, nó có thể biến các chủng khác thành mối đe dọa tương tự. Xu hướng gia tăng nhiệt độ đại dương đang trở thành chất xúc tác, khiến các chủng vi khuẩn Vibrio lây lan đến các khu vực mới và lây nhiễm cho nhiều người hơn.

Điều đáng quan ngại hơn, vi khuẩn Vibrio có khả năng chia sẻ gene. Điều này có nghĩa là, một khi một chủng trở nên có hại, nó có thể biến các chủng khác thành mối đe dọa tương tự. Tình trạng nhiệt độ đại dương tăng cao, do biến đổi khí hậu, đang càng khiến các chủng vi khuẩn này lây lan sang các

khu vực mới và lây nhiễm cho nhiều người hơn, đẩy nhanh tốc độ lan rộng của hiểm họa.
Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí mSphere, các nhà khoa học của TAU đã phân tích bộ gene của 23 mẫu vi khuẩn Vibrio thu thập từ vùng nước ven biển hai thành phố Tel Aviv và Eilat (cùng của Israel). Kết quả cho thấy một loạt các độc tố, hệ thống tiết dịch và các yếu tố di truyền di động giúp vi khuẩn Vibrio lây lan các đặc tính tăng cường khả năng sống sót và độc lực của chúng.

Nghiên cứu còn chỉ ra rằng ít nhất 10 chủng vi khuẩn đã gây chết tế bào miễn dịch, và ít nhất 12 chủng có thể gây độc cho các chủng Vibrio cạnh tranh khác. Khi được thử nghiệm với các loại kháng sinh thường dùng để điều trị nhiễm trùng Vibrio, nhiều mẫu đã cho thấy khả năng kháng thuốc mạnh, đặc biệt là với azithromycin – một loại kháng sinh phổ biến.

Một chủng vi khuẩn Vibrio được phát hiện ở Biển Đỏ có khả năng sản xuất một loại độc tố gây chết tôm, gây thiệt hại hàng tỷ USD cho các trang trại nuôi tôm trên toàn thế giới.

Theo nhóm nghiên cứu, những kết quả nêu trên nhấn mạnh nguy cơ gây bệnh tiềm ẩn của vi khuẩn Vibrio trong vùng nước ven biển Israel, qua đó nêu bật nhu cầu cấp thiết về việc giám sát môi trường liên tục để theo dõi và quản lý các mối đe dọa mới nổi.


Nguồn tin: https://baotintuc.vn/suc-khoe/phat-hien-vi-khuan-nguy-hiem-co-kha-nang-khang-khang-sinh-tai-bien-do-dia-trung-hai-20250526085850138.htm

Share This Article
Email Copy Link Print
Previous Article Khi kỹ sư NASA chơi Pickleball, thứ anh ấy thấy không phải là vợt và trái bóng, quanh sân chỉ toàn là công thức vật lý và những con số
Next Article Vàng tụt giá sau tuyên bố thuế quan mới nhất của ông Trump

Nhịp sống trẻ mỗi ngày!

Cùng cập nhật những tin tức nóng hổi, đa dạng về kinh tế, xã hội, văn hóa và giải trí. Đón nhận nhịp sống trẻ, năng động, và sáng tạo mỗi ngày.
FacebookLike
XFollow
PinterestPin
InstagramFollow
YoutubeSubscribe
TiktokFollow
- Advertisement -
Ad image

Đang được quan tâm

Báo động vi nhựa làm 356.000 người tử vong mỗi năm do bệnh tim

Phân tích dựa trên dữ liệu khảo sát dân số và mẫu nước tiểu từ…

By Cafe Bệt

Tiền thưởng ‘khủng’ của McIlroy khiến làng banh nỉ sôi sục

Chức vô địch The Masters giúp golfer Rory McIlroy kiếm 13,2 triệu USD chỉ sau…

By Cafe Bệt

Đảo xanh không khói xăng

Tôi đến Phú Quý đơn giản vì… Sài Gòn nóng và đông quá. Sau khi…

By VnExpress

Tin liên quan

Sức Khỏe

Đi bộ trên 7.000 bước/ngày giúp giảm nguy cơ ung thư tới 16%

By Cafe Bệt
Sức Khỏe

Mối liên quan giữa sức khỏe đường ruột và thực phẩm giàu chất béo bão hòa

By Cafe Bệt
Sức Khỏe

Cảnh báo nguy cơ dậy thì sớm từ việc sử dụng kháng sinh

By Cafe Bệt
Sức Khỏe

Cơ chế tinh vi giúp mắt không bị ‘nhòe’ trước chuyển động nhanh

By Cafe Bệt
Go to mobile version
Welcome Back!

Sign in to your account

Username or Email Address
Password

Lost your password?