Thứ hai, 08/01/2024 10:27 (GMT+7)
–Người sử dụng sẽ dán miếng dán tránh thai (hình dạng vuông nhỏ, được tổng hợp với hai hormone tổng hợp là progestin và estrogen – tương tự với loại hormone ở người được sản sinh theo tự nhiên), trong 21 ngày đầu (3 tuần) của mỗi chu kỳ kinh nguyệt, mỗi tuần đều thay miếng dán mới.
Sau 3 tuần dán miếng dán tránh thai, người sử dụng sẽ bỏ dán miếng dán trong vòng 1 tuần. Và đó cũng là tuần có kinh nguyệt. Sau chu kỳ kinh nguyệt, tiếp tục lặp lại dán miếng tránh thai như trước.
Các chuyên gia lưu ý, phương pháp tránh thai nào cũng có lợi ích và tác dụng phụ. Đa số các tác dụng phụ đều không nghiêm trọng, kéo dài trong vòng 2-3 chu kỳ kinh nguyệt, để cơ thể học cách thích nghi.
Các tác dụng phụ của miếng dán tránh thai bao gồm: nổi mụn, ra máu hoặc đốm xuất huyết giữa các chu kỳ kinh nguyệt, tiêu chảy, mệt mỏi, cảm thấy chóng mặt, tích nước, đau đầu…
Gần như các biện pháp tránh thai có chứa estrogen đều có thể làm tăng nguy cơ một số vấn đề về sức khỏe, tuy nhiên những nguy cơ này thường không phổ biến.
Cần gặp bác sĩ thăm khám nếu không may gặp các vấn đề nghiêm trọng hơn, như: cục máu đông, các bệnh về túi mật, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp…
Ngoài những nguy cơ và phản ứng phụ ở trên, còn có rất nhiều điều lưu ý khác cần cân nhắc khi lựa chọn các biện pháp tránh thai, như: duy trì đều đặn, cần phải đổi miếng dán vào đúng ngày mỗi tuần (trừ tuần có kinh nguyệt). Nếu đổi miếng dán muộn hơn 1 ngày, người có nhu cầu tránh thai sẽ cần sử dụng thêm một biện pháp tránh thai khác để dự phòng trong vòng 1 tuần. Dán muộn cũng sẽ khiến không ít người gặp phải tình trạng ra máu bất thường hoặc đốm xuất huyết.
Việc dán miếng dán tránh thai không gây cản trở gì đến các hoạt động hay ham muốn tình dục.
Dán miếng tránh thai lên vùng da khô, sạch ở vùng bụng dưới, trên cánh tay hoặc vùng thắt lưng hoặc mông.