Tiểu đường thai kỳ là một loại bệnh tiểu đường phát triển trong thời kỳ mang thai do những thay đổi về nội tiết tố gây ảnh hưởng đến độ nhạy insulin. Tình trạng này dẫn đến lượng đường huyết của cơ thể mẹ luôn ở ngưỡng cao, dẫn đến nhiều nguy cơ cho cả mẹ và bé.
9% phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, vẫn chưa có một phương pháp nào có thể điều trị dứt điểm tình trạng này.
Việc xây dựng một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh là cách tốt nhất giúp mẹ bầu có thể giảm thiểu những nguy cơ do tiểu đường thai kỳ gây nên.
Chế độ dinh dưỡng dành cho những bà bầu mắc tiểu đường trong quá trình mang thai có thể tham khảo
Tiểu đường thai kỳ và kế hoạch dinh dưỡng hợp lý.
Cân bằng các nhóm chất, ăn vừa đủ, đúng chất là cách giúp các mẹ bầu có thể cải thiện tình trạng tiểu đường trong giai đoạn mang thai.
Đối với nhóm thực phẩm có chứa carbohydrate, mẹ bầu nên nên thực hiện phương pháp chia nhỏ khẩu phần ăn một cách hợp lý. Việc nạp quá nhiều carbs trong cùng một thời điểm có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột ngột gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Bên cạnh đó, để đảm bảo nguồn dinh dưỡng nạp vào cơ thể, thai phụ nên kết hợp nhóm thực phẩm chứa carbs với các thực phẩm giàu protein. Đặc biệt, protein nạc được khuyên dùng cho phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
Cuối cùng, với nhóm chất béo, mẹ bầu nên chủ động lựa chọn các loại thực phẩm có chứa chất béo tốt để ăn cùng với protein và carbs theo tỉ lệ hợp lý. Lưu ý, lượng chất béo nạp vào cơ thể cần ít hơn mức 30% tổng khối lượng bữa ăn.
Ngoài ra, thai phụ nên bổ sung trái cây, rau xanh vào khẩu phần ăn hàng ngày, tránh ăn các thực phẩm chế biến sẵn, ăn lượng vừa đủ. Điều này sẽ có tác dụng tốt đối với những phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ trong việc kiểm soát đường huyết.
Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?
Dưới đây là những loại thực phẩm nên ăn đối với người mắc tiểu đường thai kỳ:
Các loại rau lá xanh không chứa tinh bột như: cải bó xôi, rau diếp, cải xoăn, súp lơ xanh, súp lơ trắng, dưa chuột, ớt chuông, bí xanh.
Rau củ có chứa tinh bột (vừa phải): khoai lang, đậu Hà Lan, ngô.
Trái cây quả mọng như: táo, lê, cam, quýt, kiwi…
Protein nạc: Thịt gà, thịt bò nạc hoặc thịt lợn nạc, cá hồi, cá hồi, đậu phụ, đậu lăng và đậu gà
Các sản phẩm sữa và thay thế sữa: Sữa chua ít béo, sữa tươi không đường và sữa hạt.
Ngũ cốc nguyên hạt (ở mức độ vừa phải): Gạo lứt, diêm mạch, mì ống.
Chất béo tốt: Bơ, các loại hạt và dầu ô liu.
Những thực phẩm nên hạn chế
Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, mẹ bầu còn nên tránh những loại thực phẩm dưới đây để duy trì mức đường huyết ổn định:
Thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, rượu bia, món nướng, đồ chiên rán, đồ uống có đường, thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây và gạo trắng, bánh, kẹo ngọt…