Thứ hai, 13/05/2024 06:00 (GMT+7)
–Làm tăng lượng đường trong máu trong ngày, nguy cơ tiền tiểu đường
Nhịn ăn sáng có thể khiến phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn so với những người ăn sáng đầy đủ, thường xuyên, đúng giờ. Khi nhịn ăn sáng, quá trình chuyển hóa trong cơ thể bị rối loạn, lúc này hormone điều tiết chuyển hóa không được đảm bảo, gây ra tình trạng mệt mỏi, chóng mặt, tăng khả năng xuất hiện triệu chứng của tiểu đường tuýp 2.
Bỏ bữa sáng thực sự có thể dẫn đến kháng insulin nhiều hơn. Đề kháng insulin là tình trạng cần nhiều insulin hơn để đưa lượng đường trong máu về mức bình thường. Bỏ bữa sáng cũng có liên quan đến việc tăng lượng đường trong máu sau cả bữa trưa và bữa tối. Điều này có thể gây căng thẳng quá mức cho cơ thể cũng như dẫn đến việc lựa chọn chế độ ăn uống kém hiệu quả. Không ăn sáng sau một đêm có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và cũng có thể dẫn đến ăn quá nhiều. Từ đó cũng làm tăng nguy cơ cho việc lựa chọn những thức ăn không lành mạnh và nhiều calo hơn.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, bỏ bữa sáng mỗi tuần một lần có liên quan đến nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn 6%. Nguy cơ sẽ tăng lên, với việc bỏ bữa sáng 4 hoặc 5 lần mỗi tuần dẫn đến nguy cơ gia tăng 55%.
Thời điểm phù ăn sáng để ổn định chỉ số đường huyết và sức khỏe cơ thể
Thời gian ăn sáng tốt nhất là trước 8h30. Đây là thời điểm mà cơ thể tăng cường trao đổi chất. Những người ăn sáng sớm hơn 8h30 thì lượng đường trong máu sẽ giảm thấp hơn và hiện tượng kháng insulin xảy ra ít hơn. Tuy nhiên cũng không nên ăn sáng quá sớm, ngay khi thức dậy vì như vậy cũng sẽ khiến cơ thể gặp vấn đề về sức khỏe do đường huyết tăng cao hơn mức bình thường.
Lượng calo của bữa sáng chiếm 25% – 30% tổng năng lượng trong ngày. Nếu cơ thể cần nạp khoảng 2.000 calo cho một ngày thì bữa sáng cần đủ 500-600 calo. Nhu cầu năng lượng còn phụ thuộc vào tuổi, cân nặng, giới tính và cường độ lao động.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mọi người nên ăn một bữa sáng lành mạnh để làm no và ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến. Nếu vẫn quyết định nhịn ăn sáng thì cần phải kiểm tra mức đường huyết thường xuyên hơn vì mức đường huyết có thể giảm quá thấp. Đây gọi là tình trạng hạ đường huyết.