Tuesday, 20 May 2025
Subscribe
Cafe Bệt
  • 🔥
  • Doanh Nghiệp
  • Công Nghệ
  • Thể Thao
  • Thời Sự
  • Người Nổi Tiếng
  • Đời Sống
  • Sức Khỏe
  • Tài Chính
  • Bất Động Sản
  • Xe
Font ResizerAa
Cafe BệtCafe Bệt
Search
Have an existing account? Sign In
Follow US
© 2022 Foxiz News Network. Ruby Design Company. All Rights Reserved.
Cafe Bệt > Blog > Sức Khỏe > Mối liên quan giữa sức khỏe đường ruột và thực phẩm giàu chất béo bão hòa
Sức Khỏe

Mối liên quan giữa sức khỏe đường ruột và thực phẩm giàu chất béo bão hòa

Last updated: 20/05/2025 12:19 am
Cafe Bệt
Share
SHARE
Chú thích ảnh
Ảnh minh họa: Shutterstock

Trong các thử nghiệm tiền lâm sàng, các nhà khoa học phát hiện rằng chỉ sau 2 ngày tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo bão hòa, thì mức protein IL-22, một thành phần quan trọng giúp duy trì sức khỏe đường ruột và kiểm soát viêm nhiễm, đã giảm đáng kể. Mặc dù bên ngoài vẫn có vẻ khỏe mạnh, nhưng các mẫu chuột được lựa chọn tham gia nghiên cứu cho thấy những dấu hiệu viêm nhiễm ở cấp độ vi mô của vật chất và chức năng đường ruột suy giảm.

Theo ông Cyril Seillet, một trong những tác giả chính của nghiên cứu, chất béo bão hòa càng nhiều thì phản ứng viêm tích tụ càng lớn, dần dần làm suy yếu hàng rào bảo vệ đường ruột và khiến cơ thể dễ mắc các bệnh viêm mạn tính.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chế độ ăn giàu chất béo không bão hòa chẳng hạn như từ các loại hạt và quả bơ không chỉ hạn chế viêm nhiễm mà còn kích thích cơ thể sản xuất nhiều IL-22 hơn, qua đó củng cố hàng rào bảo vệ đường ruột.

Đặc biệt, nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm khả năng và phương thức phục hồi chức năng đường ruột ở chuột bằng cách bổ sung IL-22. Kết quả này mở ra triển vọng phục hồi sức khỏe đường ruột ở người.

Các nhà khoa học kỳ vọng những phát hiện nói trên sẽ giúp định hình lại hướng dẫn dinh dưỡng, tập trung vào việc hỗ trợ sức khỏe đường ruột một cách tự nhiên thông qua chế độ dinh dưỡng, đặc biệt lưu ý đến chế độ ăn giàu chất béo không bão hòa và giảm chất béo bão hòa.

Theo giới nghiên cứu, tại Australia, ước tính cứ 3 người thì có một người đang sống chung với các bệnh viêm mạn tính chẳng hạn như bệnh celiac hay còn được biết đến là một dạng rối loạn tự miễn dịch lâu dài ảnh hưởng chủ yếu đến ruột non, hoặc các bệnh khác như viêm ruột và viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, cơ chế phát sinh những bệnh này vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn.

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí nghiên cứu miễn dịch học mang tên Journal of Immunity ngày 19/5. Nghiên cứu do WEHI phối hợp thực hiện cùng Đại học Monash, Viện Baker và Đại học Melbourne.


Nguồn tin: https://baotintuc.vn/suc-khoe/moi-lien-quan-giua-suc-khoe-duong-ruot-va-thuc-pham-giau-chat-beo-bao-hoa-20250519230653452.htm

Share This Article
X Email Copy Link Print
Previous Article Một lần xuống tiền để có combo giá đỡ iPad để bàn lẫn kẹp treo kệ, có đáng tiền?
Next Article Một thứ đặc sản “kinh dị” đang gây sốt với giá 1 triệu đồng 20 quả, có hẳn truyền thuyết phía sau

Nhịp sống trẻ mỗi ngày!

Cùng cập nhật những tin tức nóng hổi, đa dạng về kinh tế, xã hội, văn hóa và giải trí. Đón nhận nhịp sống trẻ, năng động, và sáng tạo mỗi ngày.
FacebookLike
XFollow
PinterestPin
InstagramFollow
YoutubeSubscribe
TiktokFollow
- Advertisement -
Ad image

Đang được quan tâm

John Terry: ‘Chạy marathon khổ nhọc hơn cả đá bóng’

AnhCựu đội trưởng Chelsea và tuyển Anh John Terry xem hoàn thành London Marathon ngày…

By Cafe Bệt

Báo động vi nhựa làm 356.000 người tử vong mỗi năm do bệnh tim

Phân tích dựa trên dữ liệu khảo sát dân số và mẫu nước tiểu từ…

By Cafe Bệt

Đảo xanh không khói xăng

Tôi đến Phú Quý đơn giản vì… Sài Gòn nóng và đông quá. Sau khi…

By VnExpress

Tin liên quan

Sức Khỏe

Cảnh báo nguy cơ dậy thì sớm từ việc sử dụng kháng sinh

By Cafe Bệt
Sức Khỏe

Cơ chế tinh vi giúp mắt không bị ‘nhòe’ trước chuyển động nhanh

By Cafe Bệt
Sức Khỏe

Không nhất thiết phải ‘tuyệt thực’ với thực phẩm siêu chế biến

By Cafe Bệt
Sức Khỏe

Liệu pháp nghệ thuật trong cuộc sống của bệnh nhân ung thư

By Cafe Bệt
Go to mobile version
Welcome Back!

Sign in to your account

Username or Email Address
Password

Lost your password?