Chúng ta tiêu thụ đường thông qua carbohydrate. Có 2 dạng carbohydrate chính bao gồm: carbohydrate đơn giản hoặc đường đơn giản như fructose, glucose và lactose; carbohydrate phức hợp, được gọi là tinh bột có ba hoặc nhiều loại đường liên kết với nhau và có trong rau củ có tinh bột, gạo, bánh mì…
Bạn có thể theo dõi lượng carbohydrate nạp vào hằng ngày. Chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp hơn để hạn chế lượng đường nạp vào cơ thể.
Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến cáo những người bị đái tháo đường nên ăn carbohydrate có chỉ số đường huyết thấp hoặc trung bình như rau tươi, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu.
Một số loại trái cây tươi cũng có thể là một phần của chế độ ăn uống phù hợp với bệnh đái tháo đường, nhưng không nên ăn quá nhiều vì chúng có hàm lượng đường tự nhiên cao như mít, sầu riêng…
Đồng thời, người có đường huyết cao nên tránh bổ sung đường trong đồ uống, hạn chế thực phẩm có thêm đường và thay thế bằng những lựa chọn lành mạnh hơn.
Khi một người bị đái tháo đường tiêu thụ quá nhiều đường, nhiều bộ phận cơ thể, bao gồm cả các tế bào sản xuất insulin, sẽ bị ảnh hưởng. Thường xuyên tiêu thụ quá nhiều đường sẽ khiến các tế bào này bị hao mòn theo thời gian, do đó cơ thể bạn sẽ không thể sản xuất insulin.
Điều này dẫn đến tình trạng viêm nhiều hơn. Cuối cùng, tình trạng viêm này có thể gây tổn thương tim, mạch máu, dây thần kinh, mắt và thận.