Khoai tây thường xếp hạng cao về GI (chỉ số đo lường sự ảnh hưởng của thực phẩm đến lượng đường trong máu sau khi ăn). Do đó, muốn bổ sung khoai tây vào chế độ ăn, người mắc tiểu đường cần lưu ý một số điểm.
Thứ nhất, chỉ số ảnh hưởng của thực phẩm đến lượng đường trong máu sau khi ăn của khoai tây phụ thuộc và phương pháp chế biến khoai tây. Nếu để nguội khoai tây sau khi nấu chín có thể làm tăng tỉ lệ loại tinh bột khó hấp thu trong món ăn, điều này giúp giảm GI từ 25-28%. Như vậy, món salad khoai tây sẽ là lựa chọn tốt hơn hơn khoai tây chiên hoặc khoai tây nướng nóng đối với người tiểu đường.
Thứ hai, người tiểu đường có thể tham khảo cách chế biến khoai tây nguyên vỏ, thêm nước chanh hoặc ăn khoai tây cùng với các thức ăn khác chứa protein và chất béo để giúp làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate.
Thứ ba, trong khoai tây có chứa tinh bột kháng. Đây là loại tinh bột không bị phá vỡ và được hấp thụ hoàn toàn khi vào cơ thể. Tinh bột kháng khi đi đến ruột già sẽ trở thành nguồn thức ăn cho các lợi khuẩn trong ruột.
Một trong những công dụng của tinh bột kháng là có khả năng giảm kháng insulin, giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Để làm tăng thêm lượng tinh bột kháng có trong khoai tây, nên bảo quản chúng trong ngăn mát tủ lạnh qua đêm.
Khoai tây có thể chế biến theo nhiều cách tuỳ vào ở thích như luộc, hấp, chiên, nướng, xào, làm salad… Nhưng cần nhớ lượng calo trong khoai tây có thể tăng lên đáng kể nếu chiên qua nhiều dầu.