Hội chứng ruột kích thích (IBS) là tình trạng rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến đại tràng (ruột già). Hội chứng này ảnh hưởng đến chức năng bình thường của đại tràng, gây ra nhiều khó chịu và đau đớn, làm thay đổi thói quen đại tiện (táo bón hoặc tiêu chảy), đầy hơi và trướng bụng. Mặc dù không có cách chữa khỏi tình trạng này, nhưng chẩn đoán sớm có thể giúp kiểm soát các triệu chứng tốt hơn và ngăn ngừa chúng tái phát.
Theo Tiến sĩ Chandrakant K, Chuyên gia tư vấn – Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, Bệnh viện Fortis, Đường Cunningham, Ấn Độ, chế độ ăn uống không lành mạnh có thể gây rối loạn vi khuẩn đường ruột và làm tăng nguy cơ mắc IBS. Bao gồm thực phẩm có hàm lượng phụ gia cao, thực phẩm chế biến, đồ ngọt và chất béo bão hòa.
Ngoài ra, các thực phẩm như gluten, sữa, thực phẩm giàu FODMAP, thực phẩm cay và béo có thể gây ra các đợt bùng phát của IBS. Các loại đồ uống như caffeine, rượu và đồ uống có ga cũng nên tránh hoặc tiêu thụ ở mức độ vừa phải.
Sử dụng chế độ ăn ít FODMAP
Theo Viện Quốc gia về Bệnh tiểu đường, Tiêu hóa và Thận (Ấn Độ), khuyến nghị chế độ ăn ít FODMAP cho bệnh nhân IBS.
FODMAP là viết tắt của oligosaccharides, disaccharides, monosaccharides và polyols có thể lên men. Đây là một nhóm các loại carbohydrates chuỗi ngắn có thể gây ra các vấn đề về dạ dày. Chế độ ăn ít FODMAP bao gồm việc tạm thời loại bỏ một số loại thực phẩm gây ra các vấn đề về tiêu hóa. Bao gồm:
Thực phẩm nên ăn
– Rau: Rau diếp, hẹ, dưa chuột, thì là, cà tím, bông cải xanh và rau muống non.
– Trái cây: Việt quất, mâm xôi, dâu tây, dứa, nho và kiwi.
– Thịt: Thịt gà, thịt bò, gà tây, thịt bò và thịt cừu.
– Cá và động vật giáp xác: Cua, tôm hùm, cá hồi, cá ngừ và tôm.
– Chất béo bão hòa: Dầu, quả hạch, quả bơ, đậu phộng và quả óc chó.
– Tinh bột và ngũ cốc ít carb: Khoai tây, bánh mì không chứa gluten, hạt diêm mạch, gạo lứt, trứng tráng và bỏng ngô.
Thực phẩm cần tránh
– Các loại gia vị và rau củ giàu chất chống oxy hóa: Tỏi, măng tây, hành tây, nấm, đậu đen và hành lá.
– Trái cây có hàm lượng chất béo hoặc chất chống oxy hóa: Dâu đen, dưa hấu, mận, đào, chà là và bơ.
– Các món chế biến từ thịt và thịt có gia vị cay: Xúc xích, thịt tẩm bột, thịt rán, thịt dùng với nước sốt hành hoặc tỏi.
– Các món cá chế biến sẵn: Cá chiên, cá tẩm bột, cá sốt tỏi hoặc hành.
– Chất béo không bão hòa có nhiều trong các loại thực phẩm: Hạnh nhân, hạt điều, quả hồ trăn, quả bơ.
– Tinh bột và ngũ cốc chứa carbohydrate: Đậu, đậu lăng, lúa mì và bánh mì chứa gluten, lúa mạch đen, bánh nướng xốp, bánh ngọt và mì spaghetti.
Hoạt động thể chất thường xuyên
Tiến sĩ Chandrakant cho biết, duy trì hoạt động là một cách tuyệt vời để ngăn ngừa bệnh tật, bao gồm cả IBS. Hoạt động thể chất thường xuyên giúp cải thiện nhu động ruột, giảm căng thẳng và thúc đẩy nhu động ruột đều đặn. Nên tập thể dục cường độ vừa phải ít nhất 30 phút mỗi ngày.
Quản lý căng thẳng
Phương pháp giảm căng thẳng như thiền, yoga, hoặc hoạt động thể dục nhẹ có thể giúp kiểm soát stress, một trong những yếu tố góp phần vào triệu chứng của IBS.
Nguồn tin: https://laodong.vn/suc-khoe/cach-kiem-soat-hoi-chung-ruot-kich-thich-1390541.ldo