Thứ ba, 21/05/2024 12:00 (GMT+7)
–Giảm axit uric bằng chanh tươi có hiệu quả?
Chanh là loại quả giàu vitamin và các nguyên tố vi lượng. Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra trong thành phần của chanh chứa citrate có tác dụng kiềm hóa nước tiểu và hòa tan axit uric và thúc đẩy hoạt động của hệ bài tiết.
Không chỉ vậy, chanh được xếp vào một trong những loại trái cây tươi giàu vitamin C, có tác dụng tuyệt vời trong việc thúc đẩy tổng hợp collagen, chống oxy hóa, cải thiện tình trạng hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe tim mạch… Đặc biệt, loại vitamin này khi đi vào cơ thể còn giúp thúc đẩy quá trình bài tiết axit uric, giảm tổn thương tế bào và gián tiếp làm giảm nồng độ axit uric trong máu.
Ngoài ra, flavonoid được tìm thấy trong vỏ chanh, cùi chanh và hạt chanh cũng là yếu tố giúp loại quả này được ví như “cứu tinh” của những người có hàm lượng axit uric cao. Đây là chất có tác dụng giảm viêm, hạ đường huyết, hạ lipid máu và điều chỉnh nồng độ axit uric nên đặc biệt phù hợp với người bệnh gout.
Cách sử dụng chanh tươi để giảm axit uric
Dưới đây là một số cách sử dụng chanh tươi để hỗ trợ giảm axit uric hiệu quả:
Pha nước cốt chanh với nước ấm
Sử dụng chanh tươi pha cùng nước ấm là phương pháp dễ dàng nhưng mang lại hiệu quả tốt cho những bệnh nhân có mong muốn điều hòa nồng độ axit uric trong cơ thể. Bạn có thể sử dụng 1 quả chanh tươi pha cùng nước ấm ở nhiệt độ từ 40 – 50 độ C và sử dụng vào bữa sáng. Duy trì thói quen này hàng ngày, hàm lượng axit uric trong cơ thể sẽ giảm đáng kể.
Làm nước sốt salad với chanh và vỏ chanh
Một chế độ ăn nhiều rau xanh mang lại nhiều hiệu quả sức khỏe đối với người có axit uric cao. Nếu ăn salad việc bổ sung nước cốt chanh, thêm cả chút vỏ chanh bào nhỏ giúp tăng hương vị món ăn, vừa cải thiện nồng độ axit uric nhanh chóng hơn.
Nước chanh táo giúp kiểm soát axit uric
Từ lâu, nước chanh táo được biết đến là thức uống detox quen thuộc với những người áp dụng chế độ ăn giảm cân. Tuy nhiên, ít ai biết rằng loại thức uống này còn có một công dụng khác là điều hòa axit uric cực kỳ hiệu quả.
Hàm lượng lớn vitamin C trong táo khi kết hợp với các thành phần có trong chanh giúp giảm đáng kể hàm lượng axit uric. Bên cạnh đó, thức uống này còn có khả năng ngăn chặn hoạt động của enzyme xanthine oxidase, hạn chế quá trình sản sinh axit uric trong máu.
Những lưu ý khi sử dụng chanh tươi để kiểm soát axit uric
Mặc dù mang đến nhiều hiệu quả tuyệt vời trong việc kiểm soát axit uric nhưng những đối tượng dưới đây không nên sử dụng chanh tươi:
Người mắc các bệnh liên quan đến răng miệng.
Người đang bị nhiệt miệng, viêm lợi hoặc các tổn thương răng miệng khác.
Người có tiền sử đau dạ dày, người hay ợ nóng hoặc bệnh nhân bị trào ngược.
Ngoài ra, để tránh những tổn hại không đáng có đối với răng miệng khi sử dụng phương pháp này, người bệnh nên súc miệng lại bằng nước lọc sau khi uống nước chanh. Bên cạnh đó, nên uống từng ngụm nhỏ hoặc uống bằng ống hút sẽ tốt hơn khi uống trực tiếp với lượng nhiều.