Cơ bụng khỏe có thể cải thiện tư thế, giảm đau lưng dưới và tăng cường khả năng giữ thăng bằng và phối hợp. Những lợi ích này rất cần thiết để duy trì sức khỏe tổng thể, đồng thời, nâng cao khả năng thực hiện các hoạt động thông thường hàng ngày.
Tăng cường cơ bụng khi đi bộ cũng giúp bạn đốt cháy nhiều calo hơn vì việc vận động nhiều nhóm cơ sẽ làm tăng cường độ tập luyện. Điều này đặc biệt hữu ích nếu bạn đang muốn giảm cân, làm thon gọn vòng eo.
Tập trung vào cơ cốt lõi
Vận động cơ thể trong khi đi bộ có thể giúp tăng cường cơ bụng và cải thiện sự ổn định. Tập trung vào cơ cốt lõi trong suốt quá trình tập luyện. Điều này có thể đơn giản như việc siết cơ bụng khi đi bộ. Lưu ý, bạn nên cảm nhận các cơ đang hoạt động nhưng không đến mức cản trở chuyển động của bạn.
Kết hợp đi bộ nghiêng
Đi bộ trên đường dốc sẽ tác động mạnh hơn đến cơ bụng và cơ mông bởi hoạt động này có tác dụng ổn định cơ thể và duy trì thăng bằng. Một cách khác để làm điều này là sử dụng máy chạy bộ, nơi bạn có thể kiểm soát tất cả các thông số.
Đi bộ nhanh
Bạn nên kết hợp đi bộ tốc độ nhanh với tăng chuyển động cánh tay. Đi bộ nhanh có thể tăng cường thể lực tim mạch, thành phần cơ thể và sức mạnh cơ bắp.
Khi tăng tốc độ đi bộ, bạn sẽ tăng chiều dài sải chân và khả năng xoay cánh tay. Cơ cốt lõi chắc chắn sẽ phải hoạt động nhiều hơn để ổn định cột sống. Đồng thời, bài tập này tác động tích cực đến tim mạch một cách tốt hơn.
Đi bộ chùng chân
Sự ổn định cần thiết trong bài tập đi bộ chùng chân có thể làm tăng hoạt động của cơ cốt lõi. Bước về phía trước vào tư thế chùng chân (lunge). Chuyển động này tác động đến cơ bụng khi giúp ổn định cơ thể thông qua các thay đổi cấp độ, giữ thăng bằng bằng một chân.
Squat
Nên nghỉ ngơi một chút sau khi đi bộ để thực hiện một số động tác squat. Điều này tác động mạnh mẽ đến cơ cốt lõi, hông và toàn bộ cơ thể.
Thêm trọng lượng
Thêm trọng lượng làm tăng cường độ đi bộ, khiến cơ thể bạn phải làm việc nhiều hơn để ổn định cơ thể. Điều này cũng tác động vào cơ bụng xiên và hông.