Nguyên nhân sụt cân ở người bị tiểu đường
Tiến sĩ Rajiv Kovil giải thích, khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể sẽ gặp khó khăn trong việc sử dụng lượng đường trong máu hoặc lượng đường từ thực phẩm do sản xuất không đủ insulin hoặc chức năng insulin không phù hợp.
Việc cơ thể không có đủ insulin để giúp glucose đi vào tế bào lấy năng lượng, cơ thể sẽ bắt đầu đốt cháy chất béo và cơ bắp để làm nhiên liệu, điều này có thể gây giảm cân cho người bệnh. Ngoài ra, người bệnh bị đi tiểu thường xuyên và mất nước nhiều cũng góp phần làm giảm cân.
Cách kiểm soát cân nặng cho người bệnh tiểu đường
Theo Tiến sĩ Rajiv Kovil, nếu người bệnh không có kế hoạch hay không cố gắng để giảm cân nhưng trọng lượng cơ thể vẫn giảm một cách đột ngột thì cần hết sức cảnh giác để tránh rủi ro.
Để ngăn ngừa giảm cân liên quan đến bệnh tiểu đường, người bệnh cần lưu ý những điều dưới đây:
1. Áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng.
2. Theo dõi lượng carbohydrate tiêu thụ.
3. Uống thuốc tiểu đường đúng giờ.
4. Ăn các bữa chính và bữa ăn nhẹ đều đặn để duy trì cân nặng ổn định.
5. Kết hợp các bài tập rèn luyện sức mạnh vào thói quen hằng ngày để duy trì khối lượng cơ bắp và ngăn ngừa giảm cân thêm.
Thuốc tiểu đường có làm giảm cân không?
Tiến sĩ Rajiv Kovil khẳng định, một số loại thuốc dùng để điều trị bệnh tiểu đường có thể gây giảm cân do tác dụng phụ. Chúng bao gồm các loại thuốc uống như thuốc ức chế SGLT2 và chất chủ vận thụ thể GLP-1 (là một nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh đái tháo đường type 2 và béo phì).
Những loại thuốc này hoạt động bằng cách thúc đẩy sự bài tiết glucose qua nước tiểu hoặc làm giảm sự thèm ăn. Tuy nhiên, không phải mọi loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường đều có tác dụng giảm cân và tác dụng có thể khác nhau ở mỗi người. Do vậy, người bệnh tiểu đường nên tìm kiếm các tư vấn từ bác sĩ khi cảm thấy cơ thể sụt cân đột ngột.
Cách giảm cân với bệnh tiểu đường một cách lành mạnh
Tiến sĩ Rajiv Kovil tư vấn rằng, người mắc tiểu đường nên ăn nhiều trái cây, rau, protein nạc, ngũ cốc nguyên hạt và chất béo lành mạnh. Việc này nhằm mục đích kiểm soát khẩu phần ăn và theo dõi lượng carbohydrate nạp vào cơ thể vì nó sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Ngoài ra, người mắc tiểu đường có thể kết hợp các bài tập aerobic và bài tập rèn luyện sức mạnh trong thói quen tập thể dục của mình. Bắt đầu chậm và tăng dần cường độ và thời gian tập luyện của bạn. Đặt mục tiêu tập thể dục với cường độ vừa phải ít nhất 150 phút mỗi tuần, chẳng hạn như đi bộ nhanh, bơi lội hoặc đạp xe.
Cách tốt nhất để kiểm soát cân nặng khi mắc tiểu đường là tham khảo ý kiến của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Đặc biệt, người bệnh cần phải thường xuyên theo dõi lượng đường trong máu và ngủ đủ giấc ít nhất 7-8 tiếng mỗi ngày.