Khoai lang có vị ngọt dịu và chứa nhiều tinh bột nên nhiều người nghĩ rằng không thích hợp với người bệnh tiểu đường. Nhưng thực tế khi ăn khoai lang thường xuyên, cơ thể được cung cấp đủ dinh dưỡng, thúc đẩy sản sinh insulin nên có thể hỗ trợ ổn định đường huyết, giảm thiểu biến chứng bệnh tiểu đường.
Ngoài ra khoai lang còn chứa rất nhiều chất xơ có khả năng ngăn ngừa bệnh đái tháo đường, giảm hấp thụ chất béo, cân đối lượng đường trong máu.
Đối với khoai lang tươi, nên chọn củ khoai sáng màu, không dập xước, không bị hà. Khoai lang có thể duy trì chất lượng đến 1-2 tuần mà không mọc mầm, không bị héo nếu được bảo quản bằng cách gói lại với một ít giấy báo bên ngoài. Sau đó cất vào một thùng giấy lớn. Nên xếp khoai lang có khoảng cách nhất định, tránh xếp khoai lang chồng lên nhau và quá nhiều lớp vì như vậy dễ làm nhiệt độ tăng không mong muốn, gây hỏng khoai.
Đối với khoai lang đã luộc có thể bảo quản từ 2-3 ngày bằng cách để ráo nước hoàn toàn hoặc dùng khăn giấy để thấm hết nước trên bề mặt khoai rồi gói từng củ khoai vào giấy báo. Sau đó cho khoai đã gói vào hộp và cất trong ngăn mát tủ lạnh. Khi sử dụng, chỉ cần làm nóng bằng cách quay lò vi sóng hoặc hấp lại là được. Khoai lang luộc là món được bổ sung trong nhiều chế độ ăn giảm cân.
Khoai đã luộc cũng có thể bảo quản từ 1-2 tháng bằng cách bóc toàn bộ vỏ, cắt thành miếng nhỏ và cho vào túi zip. Sau đó hút chân không rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh để cấp đông. Khi cần ăn mang ra rã đông rồi dùng lo vi song làm nóng lại. Với cách này thì nên chia thành trọng lượng vừa ăn cho mỗi lần để tiện một lần lấy ra làm nóng.