Kiều Vũ (tổng hợp từ nlm & jamanetwork) – Chủ nhật, 01/09/2024 06:00 (GMT+7)
Giảm axit uric trong máu nhờ thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C có khả năng làm giảm nồng độ axit uric trong máu nhờ vào cơ chế tăng cường bài tiết axit uric qua thận. Axit uric là sản phẩm cuối cùng của quá trình phân hủy purin – một hợp chất được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm và tế bào cơ thể. Với thế mạnh làm tăng khả năng lọc của thận, vitamin C giúp loại bỏ axit uric ra khỏi cơ thể hiệu quả hơn, từ đó giảm nguy cơ hình thành các tinh thể urat và làm giảm triệu chứng đau đớn của bệnh gút.
Ngoài tác dụng giảm nồng độ axit uric, vitamin C còn đóng vai trò quan trọng trong việc chống viêm và chống oxy hóa. Các tác nhân gây viêm trong cơ thể thường kích hoạt quá trình sản xuất axit uric. Vì vậy khi vitamin C giảm viêm cũng gián tiếp làm giảm sự hình thành axit uric.
Lưu ý để bổ sung vitamin C đúng cách
Nhóm thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi, kiwi, ớt chuông, cà chua, ổi, chanh, rau lá xanh tốt cho người đang bị axit uric tăng cao. Cách dùng đúng là ăn trực tiếp hoặc ép lấy nước rồi pha với nước ấm để uống. Tuy nhiên với những loại quả chua như chanh, bưởi thì chỉ sử dụng khi còn no vì nếu dùng lúc đói có thể dẫn đến nguy cơ đau dạ dày.
Mặc dù vitamin C có nhiều lợi ích song việc uống hoặc bổ sung vitamin C quá liều gây ra nhiều hậu quả. Khi nạp vitamin C quá mức, trên 2.000 mg/ngày, có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy và tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Người bị bệnh gút cần đặc biệt lưu ý vấn đề này vì việc tăng cường bài tiết axit uric có thể tăng áp lực cho thận…
Nguồn tin: https://laodong.vn/dinh-duong-am-thuc/axit-uric-cao-nen-an-thuc-pham-giau-vitamin-c-nao-1387637.ldo