Tránh ăn kiêng quá mức
Chúng ta không nên ăn kiêng quá mức để tránh sự phân hủy nhanh chóng của các mô tạo ra lượng lớn axit uric và axit keto, có thể gây ra các cơn gút cấp tính và làm nặng thêm các triệu chứng bệnh gút. Vì vậy, nếu thừa cân thì chúng ta nên giảm cân từ từ, không nên giảm cân khi đang lên cơn cấp tính.
Kiểm soát lượng protein nạp vào
Bệnh nhân gút có tỉ lệ axit uric sinh ra từ quá trình phân hủy protein trong chế độ ăn uống cao hơn người bình thường và khó đào thải axit uric ra khỏi cơ thể. Vì vậy, để tránh dư thừa axit uric, chúng ta cần kiểm soát lượng protein nạp vào, tốt nhất là 1 gram protein cho mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày.
Trong thời gian khởi phát cấp tính của bệnh gút, hãy cố gắng lựa chọn thực phẩm ít protein, tốt nhất nên cung cấp protein hoàn toàn từ trứng, sữa hoặc các sản phẩm từ sữa.
Ăn ít động vật có vỏ
Các loại động vật có vỏ như tôm, sò, trai, sò điệp có hàm lượng purine cao. Đối với bệnh nhân gút nên ăn thực phẩm có nguồn gốc thực vật để tốt cho sức khỏe so với thực phẩm có nguồn gốc động vật.
Không ăn quá nhiều
Chúng ta cần phải kiểm soát tốt lượng calo, vì lượng calo nạp vào quá nhiều có thể gây béo phì. Đồng thời, tránh những thực phẩm quá nhiều dầu mỡ, nhiều calo, uống nhiều nước để thận chuyển hóa dễ dàng.
Ngoài ra, chúng ta nên đi khám sức khoẻ định kỳ 3 tháng một lần.
Ăn đậu phụ
Ăn đậu phụ có thể làm thay đổi nồng độ protein trong huyết tương và tăng khả năng đào thải, bài tiết axit uric.
Tránh chế độ ăn nhiều chất béo
Chế độ ăn nhiều chất béo sẽ cản trở quá trình đào thải axit uric. Do đó, trong quá trình nấu ăn chúng ta hãy sử dụng lượng chất béo thích hợp, tránh các món chiên, rán, lượng chất béo nên ít hơn 30% lượng calo.