Tránh xa chế độ ăn nhiều đường
Những thực phẩm có nhiều đường như nước ngọt, bánh ngọt, bánh quy, trà sữa… nếu bạn thường xuyên ăn, ngoài việc tăng nhiều chất béo, còn có thể gặp phải vấn đề về lượng đường trong máu cao và mỡ máu tăng cao.
Đường có thể cung cấp năng lượng cho chúng ta nhưng năng lượng mà cơ thể cần hằng ngày là có hạn. Ăn quá nhiều đường không chỉ khiến cơ thể tăng cân, tăng mỡ nội mạch mà còn ảnh hưởng đến việc tiết insulin, dẫn đến bất thường về trao đổi chất.
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ không chỉ là trợ thủ đắc lực trong việc thúc đẩy nhu động ruột mà còn là dưỡng chất quan trọng giúp làm sạch ruột, hạ lipid máu, giảm lượng đường trong máu… Ăn thực phẩm giàu chất xơ sẽ khiến bạn cảm thấy no hơn và giúp kiểm soát chế độ ăn uống của mình.
Các loại ngũ cốc nguyên hạt, rau, trái cây, các loại hạt và đậu rất giàu chất xơ.
Chọn chất béo lành mạnh
Chất béo là một trong 3 dưỡng chất chính cần thiết cho cơ thể con người, cung cấp năng lượng chính. Tuy nhiên, ăn quá nhiều cũng có thể gây dư thừa calo, dẫn đến tăng cân và lipid máu bất thường. Nhiều người thường thích ăn đồ chiên rán, thịt mỡ, mỡ động vật, đồ ăn nhẹ… Thực tế, chất béo trong những thực phẩm như vậy rất khó chuyển hóa gây hại cho cơ thể.
Chúng ta nên cố gắng ăn ít đồ ăn nhiều dầu mỡ, ăn nhiều đồ ăn ít béo. Đồng thời, sử dụng dầu thực vật thay thế dầu động vật trong quá trình nấu nướng cũng có thể đạt được tác dụng bảo vệ mạch máu.
Chất béo trong các loại hạt như óc chó, hạnh nhân, đậu phộng là chất béo không bão hòa, ăn điều độ tốt cho sức khỏe tim mạch nhưng phải kiểm soát tổng lượng ăn vào.
Chọn protein lành mạnh
Mặc dù các loại thực phẩm từ thịt đều giàu protein nhưng đối với những người có lượng đường trong máu, cách lựa chọn và chế biến thực phẩm cũng liên quan đến sự ổn định của lipid máu, lượng đường trong máu.
Chúng ta nên ăn ít thịt mỡ càng tốt trong chế độ ăn hàng ngày và bổ sung protein chất lượng cao bằng cách ăn thịt nạc, các sản phẩm từ đậu nành, các sản phẩm từ sữa và trứng.