Khát nước bất thường trước khi đi ngủ
Những người có lượng axit uric cao thường có cảm giác khát nước bất thường trước khi đi ngủ, thậm chí có uống nước cũng khó thuyên giảm.
Điều này là do axit uric quá mức sẽ khiến một lượng lớn độc tố lắng đọng trong thận và cơ thể con người cần một lượng nước lớn để duy trì quá trình trao đổi chất bình thường.
Đi tiểu bất thường trước khi đi ngủ
Đây cũng có thể là lời báo động do axit uric tăng cao. Các vấn đề về chuyển hóa ở thận có thể dẫn đến tích tụ quá nhiều tinh thể urat trong cơ thể, nước tiểu trước khi đi ngủ có thể có màu nâu sẫm, trường hợp nặng thậm chí có thể có nhiều bọt.
Ngoài ra, những người có lượng axit uric cao cũng sẽ gặp phải triệu chứng đi tiểu nhiều khi ngủ, bởi axit uric quá nhiều có thể gây tổn thương thận, não sẽ nhầm là tín hiệu báo đi tiểu, dẫn đến triệu chứng đi tiểu nhiều lần.
Phù nề cơ thể
Nếu thấy cơ thể bị phù nề rõ rệt trước khi ngủ vào ban đêm, bạn cũng cần cảnh giác với tình trạng axit uric dư thừa. Vì axit uric quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến chức năng thận.
Thận là cơ quan quan trọng trong việc sản xuất và bài tiết nước tiểu, chức năng thận bị suy giảm sẽ khiến nước trong cơ thể con người khó được đào thải kịp thời, cơ thể sẽ có triệu chứng phù nề rõ rệt.
Đau khớp
Khi lượng axit uric tăng quá cao, sẽ khiến dư thừa, tích tụ ở xương, khớp, gây ra bệnh gút, từ đó sẽ gây ra các cơn đau nhức rõ rệt ở các khớp, chỉ có giảm nồng độ axit uric mới có thể làm dịu cơn đau này.