Gạo nếp
Món cơm nếp là món ăn được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, chỉ số đường huyết của gạo nếp rất cao, đạt tới 87. Các món ăn từ gạo nếp như xôi nếp, cơm nếp… đều có độ nhớt cao và khó tiêu hóa.
Vì vậy, nếu người có đường huyết cao, mắc bệnh đái tháo đường thường xuyên ăn gạo nếp sẽ khiến lượng đường trong máu tăng lên đáng kể, không có lợi cho việc kiểm soát lượng đường trong máu.
Cơm chiên
Cơm chiên là thực phẩm chủ yếu có hàm lượng dầu cao, hàm lượng calo cao. Trong quá trình chế biến món ăn, một lượng lớn chất béo và đường được thêm vào, chỉ số đường huyết càng tăng cao.
Người có đường huyết cao ăn cơm chiên dễ dẫn đến nạp vào cơ thể quá nhiều calo, không có lợi cho việc kiểm soát lượng đường trong máu. Người bệnh đái tháo đường (tiểu đường) cũng được khuyên không nên ăn cơm chiên.
Khoai tây
Khoai tây là loại thực phẩm thường được ăn trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, khoai tây chứa rất nhiều tinh bột, thậm chí còn cao hơn cả bún.
Vì vậy, đối với người đường huyết cao không nên ăn quá nhiều khoai tây. Những tinh bột này sẽ tiếp tục tích tụ trong cơ thể và chuyển hóa thành đường, gây biến động lượng đường trong máu, vì vậy người bệnh nên ăn càng ít khoai tây càng tốt.