Giảm mức độ căng thẳng
Cảm giác căng thẳng mãn tính khiến não sản sinh ra nhiều cortisol hơn. Căng thẳng có thể dẫn đến việc ăn thoải mái những thực phẩm nhiều chất béo và đường. Điều này có thể gây tăng mỡ nội tạng.
Tập thể dục
Tập thể dục giúp giảm mỡ nội tạng bởi làm giảm insulin lưu thông có liên quan đến việc tích trữ chất béo trong cơ thể. Đồng thời, đốt cháy các chất béo nội tạng.
Tập thể dục với cường độ vừa phải kết hợp với rèn luyện sức mạnh như nâng tạ là cách tập luyện thích hợp để làm giảm mỡ nội tạng.
Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ kém làm thay đổi việc sản xuất leptin và ghrelin – 2 loại hormone điều chỉnh sự thèm ăn và có thể làm tăng cảm giác đói. Ngủ không đủ giấc cũng có thể làm tăng sản xuất cortisol – một loại hormone gây căng thẳng khiến cơ thể tích trữ mỡ nội tạng. Vì vậy, nên nhắm tới giấc ngủ đủ 7-9 tiếng mỗi đêm.
Ngoài ra, chế độ ăn uống lành mạnh cũng góp phần giảm mỡ nội tạng. Trong đó, chú ý giảm lượng đường trong chế độ ăn uống bằng cách hạn chế đồ uống có đường bổ sung, ngũ cốc tinh chế, đồ nướng và thực phẩm chế biến sẵn. Fructose hoặc đường khiến các tế bào mỡ phát triển nhanh hơn, đặc biệt là mỡ nội tạng.