Trái cây có hàm lượng oxalate cao
Đại học New York (Mỹ) cho biết, nếu bạn có axit uric cao sẽ dễ mắc bệnh gút, thậm chí sỏi thận cũng có thể hình thành. Sỏi thận có thể hình thành từ axit uric hoặc canxi oxalate.
Một số loại trái cây không gây hình thành axit uric nhưng có thể gây kết tủa canxi oxalat trong thận. Vì vậy, duy trì hàm lượng oxalate thấp trong chế độ ăn uống của bạn có thể ngăn cản sự hình thành sỏi thận do canxi oxalate.
Trái cây có hàm lượng oxalate cao là 26-99 miligam mỗi khẩu phần. Các loại trái cây chứa nhiều oxalat bao gồm mâm xôi, việt quất, kiwi, quýt, sung…
Trái cây có lượng oxalate vừa phải
Hàm lượng oxalat trong trái cây có thể thay đổi tùy thuộc vào độ chín, khí hậu nơi trồng và điều kiện đất đai. Trái cây chứa hàm lượng oxalate vừa phải là 10-25 miligam oxalate mỗi khẩu phần.
Những loại trái cây có lượng oxalate vừa phải bao gồm xoài, dâu tây, chanh… Đại học New York gợi ý chúng ta nên ăn thực phẩm giàu canxi để liên kết oxalate, sau đó sẽ khiến chất này được thải qua phân.
Trái cây có hàm lượng oxalate thấp
Bạn nên tham khảo lời khuyên từ bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng khi lựa chọn chế độ ăn uống phù hợp nhất với tình trạng của mình.
Các loại trái cây chứa lượng oxalate thấp là 5-10 miligam mỗi khẩu phần bao gồm táo, nam việt quất, bưởi, dưa, nho, anh đào, mận và dưa hấu.