Nước ép dưa chuột
Chất xơ có trong dưa chuột có thể thúc đẩy nhu động ruột, tăng tốc độ bài tiết và giảm sự hấp thu cholesterol. Dưa chuột còn chứa một chất gọi là axit propanoic, có tác dụng ức chế quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể thành chất béo.
Dưa chuột chỉ chứa 1,6% đường, là thực phẩm thường được sử dụng thay thế cho bệnh nhân đái tháo đường, có tác dụng tốt cho bệnh nhân cao huyết áp và mỡ máu cao.
Cách làm: Nửa quả dưa chuột tươi rửa sạch, gọt vỏ và cắt thành từng sợi mỏng. Dùng gạc sạch bọc phần dưa chuột đã sơ chế rồi ép lấy nước, hoặc cho dưa chuột vào máy ép trái cây để ép dưa chuột dễ dàng hơn.
Nước ép cà chua
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Kyoto (Nhật Bản) phát hiện ra rằng nước ép cà chua được xử lý nhiệt có chứa một lượng lớn axit linoleic có thể oxy hóa chất béo, giúp giảm lượng chất béo trung tính và lượng đường trong máu.
Cách làm: Cà chua tươi rửa sạch, chần qua nước sôi cho mềm rồi gọt vỏ, sau đó cắt thành từng miếng nhỏ. Dùng gạc sạch quấn lại, vắt nước ép cà chua vào ly, hòa với nước ấm rồi uống. Bạn cũng có thể cắt cà chua đã bỏ vỏ thành từng miếng nhỏ, cho vào máy ép trái cây, ép lấy nước rồi pha thành đồ uống với nước đun sôi ấm.
Nước khoai lang tím
Khoai lang tím chứa anthocyanin, một chất chống oxy hóa mạnh, có thể bảo vệ cơ thể con người khỏi bị tổn hại bởi các gốc tự do và các chất có hại khác. Đồng thời, có thể tăng cường độ đàn hồi của mạch máu và thúc đẩy tuần hoàn máu.
Chỉ số đường huyết và lượng calo của khoai lang tím cũng phù hợp với bệnh nhân đái tháo đường và hạ đường huyết.
Cách làm: Lấy một miếng khoai lang tím rửa sạch, gọt vỏ, cắt thành từng miếng nhỏ rồi cho vào máy xay sinh tố thêm một ít nước, khuấy đều rồi lọc qua bộ lọc để được một cốc khoai lang tím.