Theo cập nhật nhanh từ Bộ Tài chính, ngoại trừ chỉ tiêu tổng doanh thu phí bảo hiểm giảm rất nhẹ (giảm 1,6%), các chỉ tiêu còn lại của thị trường bảo hiểm 6 tháng đầu năm đều tăng.
Tổng tài sản ước đạt 868.675 tỷ đồng, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước; trong đó các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 123.461 tỷ đồng, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 745.214 tỷ đồng.
CÁC CHỈ TIẾU ĐẠT MỨC TĂNG TRƯỞNG
Đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 725.073 tỷ đồng, tăng 14,76% so với cùng kỳ năm trước; trong đó các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đạt 67.583 tỷ đồng; các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 657.490 tỷ đồng.
Tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm ước đạt 567.835 tỷ đồng, tăng 17,11% so với cùng kỳ năm trước; trong đó doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 34.250 tỷ đồng, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 533.585 tỷ đồng.
Tổng nguồn vốn chủ sở hữu ước đạt 180.407 tỷ đồng, tăng 5,03% so với cùng kỳ năm trước; trong đó các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 38.822 tỷ đồng, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 141.585 tỷ đồng.
Tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 116.984 tỷ đồng, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ đạt 35.587 tỷ đồng, tăng 3,31% so với cùng kỳ năm trước; lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ ước đạt 81.397 tỷ đồng (giảm 3,6% so với cùng kỳ năm trước).
Chi trả quyền lợi bảo hiểm ước đạt 35.730 tỷ đồng, tăng 25,11% so với cùng kỳ năm trước; trong đó các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 11.574 tỷ đồng, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 24.156 tỷ đồng.
Thị trường bảo hiểm Việt Nam đến năm 2030
Chiến lược Phát triển thị trường bảo hiểm đến năm 2030 đặt ra các mục tiêu cụ thể sau:
1. Doanh thu ngành bảo hiểm tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 – 2025 15%/năm; đến năm 2025, quy mô đạt 3% – 3,3% GDP; tăng trưởng bình quân giai đoạn 2026 – 2030 là 10%/năm; đến năm 2030 quy mô đạt 3,3% – 3,5%.
2. Đến năm 2025 có 15% dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ; đến năm 2030 có 18% dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ.
3. Tốc độ tăng trưởng bình quân về tổng tài sản, tổng số tiền đầu tư, tổng dự phòng nghiệp vụ, tổng nguồn vốn chủ sở hữu tăng bình quân 15%/năm giai đoạn 2021 – 2025 và 10%/năm giai đoạn 2026 – 2030.
4. Tốc độ tăng trưởng doanh thu cung cấp sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng đạt bình quân 10%/năm trong giai đoạn 2023 – 2030.
5. Phí bảo hiểm bình quân đầu người đạt 3 triệu đồng năm 2025, 5 triệu đồng năm 2030.
Theo Quyết định số 07/QĐ-TTg ban hành ngày 5/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam đến năm 2030, trong giai đoạn 2021 – 2025 doanh thu ngành bảo hiểm tăng trưởng bình quân 15%/năm; đến năm 2025 quy mô đạt 3% – 3,3% GDP; tăng trưởng bình quân giai đoạn 2026 – 2030 là 10%/năm; đến năm 2030 quy mô đạt 3,3% – 3,5% GDP; đến năm 2025 có 15% dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ; đến năm 2030 có 18% dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ.
Riêng năm 2023, dự kiến thị trường bảo hiểm sẽ đạt mức tăng trưởng với hầu hết các chỉ tiêu, trong đó đáng chú ý nhất là doanh thu phí bảo hiểm sẽ tăng nhẹ.
Cụ thể, tổng tài sản ước đạt 928.408 tỷ đồng, tăng 11,15% so với cùng kỳ năm trước; trong đó các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 139.661 tỷ đồng, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 788.747 tỷ đồng.
TIẾP TỤC HOÀN THIỆN THỂ CHẾ LIÊN QUAN ĐẾN BẢO HIỂM
Đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 780.739 tỷ đồng, tăng 13,23% so với cùng kỳ năm trước; trong đó các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 79.716 tỷ đồng, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 701.023 tỷ đồng.
Tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm ước đạt 613.921 tỷ đồng, tăng 16,65% so với cùng kỳ năm trước; trong đó các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 37.311 tỷ đồng, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 576.610 tỷ đồng.
Tổng nguồn vốn chủ sở hữu ước đạt 182.692 tỷ đồng, tăng 2,59% so với cùng kỳ năm trước; trong đó các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 40.315 tỷ đồng, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 142.377 tỷ đồng.
Tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 252.911 tỷ đồng, tăng 0,15% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 84.447 tỷ đồng, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước; lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ ước đạt 168.464 tỷ đồng, giảm 5,5% so với cùng kỳ năm trước.
Chi trả quyền lợi bảo hiểm ước đạt 82.275 tỷ đồng, tăng 21,85% so với cùng kỳ năm trước; trong đó các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 27.371 tỷ đồng, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 54.904 tỷ đồng.
Theo ông Bùi Gia Anh, Tổng Thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, để hiện thực hóa các mục tiêu phát triển của ngành bảo hiểm theo quyết định của Chính phủ, Hiệp hội và các doanh nghiệp đã thường xuyên tổ chức họp để quán triệt và trao đổi các giải pháp triển khai thực hiện.
Cụ thể, luôn tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm; tích cực đóng góp ý kiến và đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh doanh bảo hiểm; không ngừng nâng cao năng lực tài chính, quản lý rủi ro, quản trị doanh nghiệp, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Tăng cường nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng và tính công khai minh bạch trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm; nghiên cứu, phát triển và đa dạng hóa sản phẩm bảo hiểm; đa dạng và chuyên nghiệp hóa kênh phân phối bảo hiểm; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm; đẩy mạnh tuyên truyền về bảo hiểm…
Ông Bùi Gia Anh cho biết trong thời gian tới, Cục Quản lý giám sát bảo hiểm sẽ xây dựng và hoàn thiện thể chế liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm, như: hoàn thiện Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm (nếu có) để Chính phủ ký ban hành; tổ chức tập huấn, tuyên truyền về Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 21/2023/NĐ-CP quy định về bảo hiểm vĩ mô…
Nội dung bài viết được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 29 – 2023 phát hành ngày 17 – 7 – 2023. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây:
https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam