Cafe Bệt

Nhịp sống trẻ mỗi ngày

Font ResizerAa
  • Thời Sự
  • Đời Sống
    • Góc Nhìn
  • Nhịp Sống Trẻ
    • Cơ Hội
    • Sự Kiện
    • Giải Trí
    • Cuộc Thi
  • Kiến Thức
    • Tài Chính
  • Kỹ Năng Sống
    • Sống Đẹp
  • Tuyển Dụng
  • Doanh Nghiệp
  • Công Nghệ
  • Thể Thao
Font ResizerAa
Cafe BệtCafe Bệt
Search
  • Thời Sự
  • Đời Sống
    • Góc Nhìn
  • Nhịp Sống Trẻ
    • Cơ Hội
    • Sự Kiện
    • Giải Trí
    • Cuộc Thi
  • Kiến Thức
    • Tài Chính
  • Kỹ Năng Sống
    • Sống Đẹp
  • Tuyển Dụng
  • Doanh Nghiệp
  • Công Nghệ
  • Thể Thao
Have an existing account? Sign In
Follow US
© 2022 Foxiz News Network. Ruby Design Company. All Rights Reserved.
Cafe Bệt > Blog > Kiến Thức > Kinh Tế > Tài Chính > Tăng trưởng kinh tế hai chữ số
Tài Chính

Tăng trưởng kinh tế hai chữ số

Last updated: 06/07/2025 10:46 pm
Cafe Bệt
Share
SHARE

Câu hỏi “Tại sao và làm thế nào để tăng trưởng hai chữ số?” không chỉ có tính chất thời sự hiện nay mà đã được đề cập trong các năm trước.

TẠI SAO CẦN TĂNG TRƯỞNG HAI CHỮ SỐ?

Câu hỏi này xuất phát từ nhiều góc độ khác nhau. Góc độ thứ nhất, cũng là đầu tiên, xuất phát từ tư duy. Tư duy về “nguy cơ tụt hậu xa hơn” đã sớm được đề ra từ hội nghị giữa nhiệm kỳ Đại hội VII (năm 1993), sau khi đất nước bước đầu ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội, tiềm ẩn từ cuối thập kỷ 70, diễn ra suốt trong thập kỷ 80, kéo dài tới đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20. Công cuộc Đổi mới lần 1 đã góp phần chuyển đổi cơ chế từ kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường. Mở cửa hội nhập đã có tác dụng thu hút nguồn vốn, sức lao động của các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài cho tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội.

Tiếp theo, có một số tư duy tích cực, như chuyển sang thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp, về chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ số lượng sang chất lượng, từ chiều rộng sang chiều sâu, ngăn chặn các “nguy cơ tụt hậu xa hơn”, “sập bẫy thu nhập trung bình”, “chưa giàu đã già”,… các tư duy này đã hàm ý cần ưu tiên tăng trưởng. 

Tăng trưởng kinh tế hai chữ số - Ảnh 1

Tuy nhiên, trong không ít người cũng có những tư duy ít nhiều ảnh hưởng đến tăng trưởng cao. Việt Nam bị tác động của một số cuộc khủng hoảng, như sự sụp đổ chế độ của một số nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Đông Á, Đông Nam Á, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu từ cuối 2008.

Đại dịch Covid-19 xuất hiện năm 2020, bùng phát năm 2021…; lạm phát trong một số năm còn cao. Nhiều năm trước còn nhập siêu lớn về hàng hóa; nhập siêu dịch vụ liên tục với quy mô lớn. Ngân sách nhiều năm bội chi, trong khi tỷ lệ so với GDP của vốn đầu tư cao hơn so với của tích lũy tài sản, e ngại tỷ lệ so với GDP của nợ quốc gia tăng lên, dự trữ ngoại hối tăng nhưng đã mấy lần phải đưa ra kích cầu, nên vẫn còn mỏng.

Tư duy ảnh hưởng đến tăng trưởng có nhiều, trong đó đáng kể có hai điểm nổi trội. Đó là tư duy e ngại “tăng trưởng nóng” tưởng như hợp lý, nhưng lại sai về 2 mặt. Một mặt, đối với Việt Nam, giá trị 1% tăng lên của GDP chỉ ở mức vài tỷ USD (năm 2024 là khoảng 4,7 tỷ USD); trong khi đối với nhiều nước trên thế giới, giá trị 1% tăng lên của GDP có thể lên đến hàng chục, hàng trăm tỷ USD. Từ đó suy ra dù Việt Nam có tăng đến 5% thì cũng chỉ tăng vài chục tỷ USD, do vậy chưa thể lo việc tăng trưởng cao của Việt Nam được gọi là “nóng”.

Mặt khác, chỉ khi nào in tiền ồ ạt để đầu tư, tiêu dùng để tăng tổng cầu trong nước, hoặc tăng tỷ giá VND/USD rất cao để khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, xuất siêu để hỗ trợ tăng tổng cung (GDP sản xuất) ở trong nước, bù đắp một phần cho tổng cầu trong nước còn yếu.

Tư duy e ngại định hướng xuất khẩu của nền kinh tế là chưa hợp lý, ảnh hưởng tiêu cực đối với định hướng ưu tiên tăng trưởng. Thực ra xuất khẩu cao dẫn đến xuất siêu, không chỉ có tác động đến vị thế của Việt Nam trong quan hệ bán buôn với nước ngoài, đạt thặng dư trong cán cân thương mại (một nội dung lớn và là tiền đề của bội thu cán cân thanh toán quốc tế, tăng dự trữ ngoại hối, cải thiện khả năng thanh toán, góp phần ổn định thị trường ngoại hối,…), mà còn đóng góp vào tăng trưởng GDP, trong điều kiện tổng cầu trong nước còn yếu hơn tổng cung trong nước, thực chất là “lối ra” của sản xuất trong nước.

Góc độ thứ hai, cũng là lý do để dễ hiểu nhất, đó là Việt Nam có điểm xuất phát thấp. Điểm xuất phát thấp là hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội, kéo dài từ cuối thập kỷ 70 đến đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20. Hậu quả rõ nhất của cuộc khủng hoảng này là tăng trưởng GDP một số năm bị giảm hoặc tăng thấp.

Tốc độ tăng GDP bình quân năm của thời kỳ 1977 – 1980 (0,4%) thấp xa so với tốc độ tăng dân số (2,4%,). GDP bình quân đầu người tăng thấp, có năm còn bị giảm (như năm 1978, 1979, 1980); năm 1988 chỉ còn 86 USD – nằm trong nhóm nước và vùng lãnh thổ có mức thấp nhất thế giới. Phải 20 năm sau (năm 2008), Việt Nam mới ra khỏi nhóm nước có thu nhập trung bình thấp; GDP bình quân đầu người vượt qua mốc 1.000 USD, năm 2024 cán mốc 4.700 USD.

Lạm phát phi mã với CPI tăng 2 – 3 chữ số như năm 1986 (774,7%); 1987 (222,1%); 1988 (349,4%); 1989 (36%); 1990 (67,1%); 1992 (17,5%); 1994 (14,4%); 1995 (12,7%); từ năm 2007 đến 2011 vẫn tăng hai chữ số.

Cán cân thương mại bị thâm hụt trong nhiều năm với quy mô lớn. Trong 40 năm qua, có 27 năm nhập siêu hàng hóa, trong đó có 21 năm mức nhập siêu lên đến trên 1 tỷ USD, chủ yếu trong thời kỳ từ năm 1985 đến 2011. Cán cân dịch vụ liên tục thâm hụt với quy mô không nhỏ: trong các năm qua có 15 năm mức nhập siêu lên đến trên 1 tỷ USD, đặc biệt có năm đặt trên 12 tỷ USD.

Do cán cân thương mại và cán cân dịch vụ như trên, nên cán cân tổng thể bị thiếu hụt lớn, không chỉ về hàng hóa tiêu dùng thiết yếu và các nguyên, nhiên, vật liệu quan trọng. Những năm gần đây tuy có thặng dư nhưng không nhiều, thậm chí có năm còn bị thiếu hụt (năm 2015, 2022), đặc biệt năm 2022 bị thiếu hụt lớn (22.746 triệu USD).

Dự trữ ngoại hối đã được cải thiện, có năm đã vượt qua mốc 100 tỷ USD, nhưng có nhiều năm còn khá mỏng, đặc biệt có 2 đợt kích cầu do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu và do tác động của đại dịch Covid-19. Từ vài năm nay, dự trữ ngoại hối bị giảm, hiện cách mức đỉnh gần 20 tỷ USD. Thất nghiệp có năm ở mức lớn (năm 1988 là 13%).

Góc độ thứ ba, tuy Việt Nam có số năm tăng trưởng liên tục dài thuộc nhóm nước và vùng lãnh thổ đứng đầu thế giới, nhưng do tốc độ tăng nhiều năm còn thấp, nên thứ bậc của tổng GDP và GDP bình quân đầu người còn thấp xa so với thứ bậc về dân số (thứ 37, thứ 122 so với thứ 14). Cũng do vậy, thứ bậc về tổng GDP, về GDP bình quân đầu người và nhiều chỉ tiêu khác về xã hội của Việt Nam so với nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới vẫn còn lớn, thậm chí khoảng cách xa hơn, làm cho Việt Nam vẫn đứng trước nguy cơ “tụt hậu xa hơn” và nguy cơ “chưa giàu đã già” nếu tốc độ tăng GDP không cao lên.

Góc độ thứ tư,  trong 5 “đỉnh” của “ngũ giác mục tiêu” (tăng trưởng nhanh; lạm phát thấp; cán cân thanh toán có số dư; thất nghiệp ít; môi trường được bảo vệ và cải thiện), thì tăng trưởng nhanh là “đỉnh” đầu tiên và có tác động đến 4 “đỉnh” khác của “ngũ giác”.

Với vai trò là tiền đề vật chất, tăng trưởng nhanh là điều kiện vật chất để cải thiện quan hệ tổng cung trong nước với tổng cầu trong nước, giữa sản xuất với tiêu dùng làm giảm áp lực đối với lạm phát. Tăng trưởng nhanh tạo điều kiện vật chất để tăng xuất khẩu hàng hóa, tăng xuất khẩu dịch vụ, giảm áp lực đối với nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, khắc phục nhập siêu hàng hóa, dịch vụ, cải thiện cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại hối, đảm bảo an toàn tài chính của quốc gia.

Tăng trưởng nhanh là điều kiện vật chất để tạo công ăn việc làm, giảm thất nghiệp. Tăng trưởng nhanh tạo tiền đề vật chất để phòng chống tác động xấu và tiêu cực của môi trường, cải thiện môi trường.

Góc độ thứ năm, Việt Nam đang đứng trước nhiều thời cơ để tăng trưởng cao hơn, không thể bỏ lỡ, đó là: lượng vốn đầu tư nước ngoài không chỉ tăng về lượng vốn mà còn được nâng cao về chất lượng, về kỹ thuật – công nghệ; từ sự ra đời của các trung tâm tài chính quốc tế được thành lập tại Việt Nam có sức mạnh về số lượng, về chất lượng; từ các thị trường vừa rộng, vừa lớn, vừa có ưu đãi nhiều mặt.

Thời cơ đến từ sự thu hút lượng khách quốc tế đến Việt Nam vừa đông, vừa từ nhiều nước, vùng lãnh thổ, vừa mạnh tay mua sắm, chi tiêu, tạo điều kiện tăng “mật độ” số lượt khách/100 dân, vừa tăng số ngày, vừa tăng mức chi tiêu bình quân 1 ngày, 1 lượt người và tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ du lịch. Ngoài ra, thời cơ còn đến từ nhiều mối quan hệ khác, trong đó có các nước tham gia ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, nâng cấp các quan hệ ngoại giao (nâng thành đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, đối tác chiến lược, toàn diện).

Góc độ thứ sáu, yêu cầu của Kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, đòi hỏi Việt Nam phải tăng tốc, với tốc độ cao (hai chữ số), với thời gian dài (một, hai thập kỷ).

LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐẠT TĂNG TRƯỞNG HAI CHỮ SỐ?

Để đạt tăng trưởng hai chữ số, trước hết, cần đổi mới tư duy, phải coi đây như là một cuộc cách mạng, là sự khởi đầu của cuộc Đổi mới lần 2. Đây là một trong những nội dung lớn của Kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Tăng trưởng hai chữ số trong một thời gian dài là trạng thái chưa bao giờ có đối với Việt Nam trong 50 năm kể từ khi thống nhất đất nước, non sông thu về một mối. Tốc độ tăng trưởng cao nhất chỉ đạt trên dưới 8,5% trong thời kỳ 1992 – 1997, sau khi có đường lối Đổi mới, mở cửa, vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội. Kết quả của công cuộc Đổi mới 1 cũng chưa có năm nào đạt được hai chữ số. Tăng tốc trong kỷ nguyên này cao gần gấp đôi tốc độ tăng bình quân năm tính từ thời kỳ từ khi đổi mới đến nay.

Hơn nữa, việc tăng tốc này phải thực hiện khi số gốc đã cao lên khá nhiều, 1% tăng lên đã tương đương với 4,7 tỷ USD, tăng 10% tức là phải tăng tới 47 tỷ USD – đó là một con số không nhỏ. Do vậy, việc thực hiện tăng tốc là một thách thức không nhỏ, tư duy phải chuyển đổi rất mạnh, các giải pháp còn phải cao hơn nữa.

XÉT THEO 3 ĐỘT PHÁ CHIẾN LƯỢC 

Ba đột phá chiến lược (thể chế, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng) đã sớm được đề ra và thực hiện đạt được nhiều kết quả, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm.

Đột phá về thể chế còn có hạn chế trong việc xác định vai trò, một số nội dung cụ thể. Về vai trò của đột phá này đến nay được xác định ở tầm cao mới là “then chốt của then chốt” – được hiểu là “mở đường”, là “toàn diện”, là “liên tục, không ngừng”.

“Mở đường” là phải làm đầu tiên, phải tác động, tạo tiền đề cho các đột phá chiến lược còn lại và khi đánh giá kết quả tích cực của các đột phá chiến lược khác cũng phải xem xét đến tác động của đột phá chiến lược về thể chế.

“Toàn diện” là phải thực hiện trên tất cả các mặt, từ kinh tế – xã hội, đến tổ chức bộ máy và cán bộ thực hiện. Khi chuyển sang kinh tế thị trường đã 40 năm mà tổ chức bộ máy vẫn còn cồng kềnh từ Trung ương đến các địa phương; tình trạng tách – nhập cứ diễn đi diễn lại; vai trò của Nhà nước và thị trường, giữa “bàn tay hữu hình” với “bàn tay vô hình”.

Kinh tế tư nhân là động lực cũng được xác định sớm, nhưng cho đến nay thành phần này trong mấy chục năm vẫn chỉ chiếm trên dưới 10% GDP;  cá thể vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất và không thật sự là kinh tế tư nhân chiếm phần lớn trong khu vực ngoài nhà nước. “Sở hữu chéo”, “sân sau”, sự liên kết giữa quan chức với các chủ doanh nghiệp làm méo mó thị trường… vẫn còn tồn tại, lan rộng đến tận cấp cao. “Liên tục, không ngừng” bị cản trở bởi sự “lưỡng lự” ở một số thời gian, một số bộ phận…

Đột phá về nguồn nhân lực cũng được đề ra rất sớm và đã đạt được một số kết quả tích cực. Tỷ lệ lao động được đào tạo liên tục tăng, từ mức rất thấp lên mức 28% năm 2024. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn còn thấp, chất lượng đào tạo với thực tế làm việc vẫn còn khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành, giữa công việc với sáng tạo, giữa sự phân bố với sử dụng, giữa cơ cấu trình độ các loại… Thị trường lao động đã bước đầu hình thành và phát triển, nhưng chưa đủ sâu rộng và chất lượng, nhất là việc sử dụng nhân tài ở nhiều đơn vị, cơ quan còn hạn chế. 

Cơ sở hạ tầng được hình thành và phát triển, góp phần thay đổi bộ mặt thành thị, nông thôn, với hệ thống đường giao thông, sân bay, bến cảng, nhưng năng lực vận tải, nhất là bến cảng, đội tàu viễn dương, thành phố khoa học, trung tâm tài chính, hệ thống đường sắt… vẫn còn nhiều hạn chế. 

XÉT THEO SỰ ĐÓNG GÓP VÀO TĂNG TRƯỞNG CHUNG CỦA CÁC NHÓM NGÀNH 

Có thể thấy cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu tất yếu sẽ là tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản sẽ tiếp tục giảm, tỷ trọng của công nghiệp – xây dựng tăng và tỷ trọng của dịch vụ sẽ còn cao hơn nữa trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp.

Tuy nhiên, do lợi thế về đất đai, khí hậu, trong điều kiện các nước đông dân đang chuyển nhanh sang công nghiệp, dịch vụ, thì vẫn còn phải tăng tỷ trọng đầu tư cho nhóm ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản. Trong việc chuyển dịch cơ cấu nội bộ nhóm ngành, trong việc tăng chế biến để tăng giá trị, quan trọng nhất là chuyển dịch số lao động nhóm ngành này (hiện đang còn cao gấp hơn hai lần tỷ trọng về GDP) sang nhóm ngành công nghiệp, dịch vụ.

Đối với công nghiệp, quan trọng nhất là khắc phục hai hạn chế lớn là công nghiệp phụ trợ còn yếu và tính gia công lắp ráp còn nặng; phát triển công nghiệp mới (bán dẫn, chip…). Đối với dịch vụ, cần tăng tỷ trọng của các ngành dịch vụ động lực như khoa học – công nghệ, tài chính – tiền tệ, vận tải, kho bãi, du lịch…

XÉT THEO CÁC YẾU TỐ CÓ TĂNG TRƯỞNG 

Cần phát huy tốt hơn các động lực truyền thống và làm tốt ngay các động lực mới.

Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội/GDP hiện vẫn còn ở mức trên 30%. Đây là mức cao trên thế giới, đã góp phần làm cho GDP của Việt Nam tăng trưởng liên tục trong thời gian dài và gần đây đạt mức cao thuộc top đầu trên thế giới, ngay cả khi gặp đại dịch Covid-19. Thời gian tới đây có bốn vấn đề cần quan tâm.

Một, cần phải duy trì tỷ lệ này và đưa lên mức cao hơn, bởi vốn đầu tư phát triển là yếu tố vật chất quyết định tăng trưởng GDP; trong đó cần khuyến khích thu hút vốn ở khu vực ngoài nhà nước để đưa tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư lên cao hơn nữa (lên 60 – 70% so với trên 50% hiện nay).

Hai, hướng một lượng vốn không nhỏ sẽ và đang đầu tư vào các kênh vàng, bất động sản, tiền ảo… để chuyển sang kênh trực tiếp sản xuất kinh doanh.

Ba, quan trọng hơn là tăng hiệu quả đầu tư trên cơ sở giảm hệ số ICOR hiện còn ở mức cao (trên 5,5 lần, cao hơn mức 3 lần của nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới), giảm nhanh xuống 3-4 lần. Các biện pháp để giảm hệ số ICOR chủ yếu là đưa vốn đầu tư, thi công nhanh, đưa công trình vào hoạt động, giảm lãng phí, thất thoát,…

Bốn, tập trung vốn để nâng cao năng lực đội tàu viễn dương, cảng biển, đường sắt liên vận, đường nối với các vùng có tiềm năng xuất khẩu; nâng cao chất lượng nguồn vốn FDI…

Về tiêu dùng, tuy tốc độ tăng có được cải thiện, nhưng hiện có một số vấn đề cần quan tâm. Áp lực “tích cốc phòng cơ”, “thắt lưng buộc bụng” xuất hiện trong thời gian đại dịch Covid-19 vẫn còn tiếp tục đối với tâm lý người tiêu dùng. Thu nhập của người lao động vẫn còn thấp, ảnh hưởng lớn đến sức mua và khả năng thanh toán của người tiêu dùng. Có một lượng hàng tiêu dùng không nhỏ được nhập lậu giành một phần thị trường trong nước, thậm chí còn đội lốt hàng Việt Nam “né” thuế khi xuất khẩu ra nước ngoài giành thị phần xuất khẩu của Việt Nam.

Về xuất khẩu hàng hóa, năm 2024 với kim ngạch đạt trên 405,5 tỷ USD đã lập “đỉnh” mới. Điều quan trọng là mức xuất siêu đạt gần 24,8 tỷ USD, thuộc loại khá cao và là năm thứ 9 liên tiếp xuất siêu… Tuy nhiên có một số vấn đề cần lưu ý. Ở trong nước, phải tăng tỷ trọng xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước; giảm mức nhập siêu, tăng tiến tới thăng bằng cán cân thương mại hàng hóa của khu vực này; đẩy mạnh công nghiệp hỗ trợ, giảm nhanh tính gia công lắp ráp của sản xuất công nghiệp…

Ở nước ngoài, cần giải quyết một số vấn đề: (i) tham gia nhiều hơn các Hiệp định thương mại tự do (FTA); (ii) mở rộng các thị trường, tránh “bỏ trứng vào một giỏ”; (iii) cải thiện hơn nữa tính thị trường của nền kinh tế trong nước, sử dụng mạnh hơn và kết hợp “bàn tay vô hình” và “bàn tay hữu hình”, tăng cường hội đàm để các nước, đặc biệt là Mỹ và EU, công nhận kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Ngoài ra, cần cẩn trọng khi tăng tỷ giá VND/USD. 

Các động lực mới của tăng trưởng có một số vấn đề cần được các viện hàn lâm, nhất là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam nghiên cứu kỹ, đề xuất nội dung và cách làm, có thông tin minh họa.

Một việc cần đặc biệt quan tâm là chất lượng tăng trưởng, không những không bị giới hạn về nguồn (thậm chí có liên quan đến trí tuệ thì gần như là vô hạn) mà không có những hiệu ứng phụ.

Nội dung bài viết được đăng tải trên ẩn phẩm đặc biệt Kinh tế 2024-2025: Việt Nam & Thế giới phát hành vào tháng 02/2025. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây: 

https://postenp.phaha.vn/tap-chi-kinh-te-viet-nam/detail/1262

Tăng trưởng kinh tế hai chữ số - Ảnh 2


Nguồn tin: https://vneconomy.vn/tang-truong-kinh-te-hai-chu-so.htm

Share This Article
Email Copy Link Print
Previous Article Thôi xong, “toang” 4 năm ăn học!
Next Article Smartwatch chưa tới 2 triệu khiến tôi “ngỡ ngàng bật ngửa”

Nhịp sống trẻ mỗi ngày!

Cùng cập nhật những tin tức nóng hổi, đa dạng về kinh tế, xã hội, văn hóa và giải trí. Đón nhận nhịp sống trẻ, năng động, và sáng tạo mỗi ngày.
FacebookLike
XFollow
PinterestPin
InstagramFollow
YoutubeSubscribe
TiktokFollow
- Advertisement -
Ad image

Đang được quan tâm

Tinh thần thép làm nên thành công

Nếu nhất định cần chọn một cuốn sách khởi nghiệp để đọc, chắc chắn bạn…

By Cafe Bệt

Trung Nguyên E-Coffee tiếp tục phát triển mạnh mẽ tại Mỹ

Tiếp nối dấu ấn tại bang California, Mỹ vào tháng 2/2025, ngày 7/6/2025, Trung Nguyên…

By Cafe Bệt

Ronaldo từ chối cơ hội dự FIFA Club World Cup

HLV Marcelo Gallardo cho biết ông đã mời Cristiano Ronaldo gia nhập CLB Argentina River…

By Cafe Bệt

Tin liên quan

Tài Chính

Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính nhận công điện quan trọng từ Thủ tướng

By Cafe Bệt
Tài Chính

Bộ Tài chính đề xuất thay đổi thời gian công bố Báo cáo kinh tế-xã hội

By Cafe Bệt
Tài Chính

Thông tư về hoá đơn điện tử ban hành “sát giờ G”, Cục Thuế khẳng định doanh nghiệp, hộ kinh doanh không bị động

By Cafe Bệt
Tài Chính

Nguyên nhân phía sau đà tăng mạnh của đồng đôla Đài Loan

By Cafe Bệt
Go to mobile version
Welcome Back!

Sign in to your account

Username or Email Address
Password

Lost your password?