Cafe Bệt

Nhịp sống trẻ mỗi ngày

Font ResizerAa
  • Thời Sự
  • Đời Sống
    • Góc Nhìn
  • Nhịp Sống Trẻ
    • Cơ Hội
    • Sự Kiện
    • Giải Trí
    • Cuộc Thi
  • Kiến Thức
    • Tài Chính
  • Kỹ Năng Sống
    • Sống Đẹp
  • Tuyển Dụng
  • Doanh Nghiệp
  • Công Nghệ
  • Thể Thao
Font ResizerAa
Cafe BệtCafe Bệt
Search
  • Thời Sự
  • Đời Sống
    • Góc Nhìn
  • Nhịp Sống Trẻ
    • Cơ Hội
    • Sự Kiện
    • Giải Trí
    • Cuộc Thi
  • Kiến Thức
    • Tài Chính
  • Kỹ Năng Sống
    • Sống Đẹp
  • Tuyển Dụng
  • Doanh Nghiệp
  • Công Nghệ
  • Thể Thao
Have an existing account? Sign In
Follow US
© 2022 Foxiz News Network. Ruby Design Company. All Rights Reserved.
Cafe Bệt > Blog > Kiến Thức > Kinh Tế > Tài Chính > Qúy 1/2023: Tín dụng khu vực Đông Nam Bộ đạt gần 4,3 triệu tỷ đồng
Tài Chính

Qúy 1/2023: Tín dụng khu vực Đông Nam Bộ đạt gần 4,3 triệu tỷ đồng

Last updated: 12/05/2023 6:31 am
Cafe Bệt
Share
SHARE


Dư nợ khu vực Đông Nam Bộ trong quý 1/2023 chiếm tỷ trọng 35% tổng dư nợ cả nước, tuy nhiên tín dụng tại khu vực này có mức tăng trưởng chậm hơn mức chung của toàn ngành. Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị “Ngành ngân hàng góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh vùng Đông Nam Bộ” do Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban nhân dân TP.HCM tổ chức chiều ngày 11/5 tại TP.HCM.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, đến hết ngày 27/4, huy động vốn của các ngân hàng khá tốt, đạt 12,4 triệu tỷ đồng. Thanh khoản hệ thống dồi dào, các ngân hàng có điều kiện thuận lợi để cung ứng vốn cho vay đối với nền kinh tế. Tín dụng toàn nền kinh tế đạt trên 12,28 triệu tỷ đồng, tăng 3,04% so với cuối năm 2022, tăng 9,92% so với cùng kỳ năm trước.

DƯ NỢ KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ CHIẾM 35% CẢ NƯỚC

Báo cáo của Ngân hàng nhà nước cho biết, đến hết quý 1/2023, khu vực Đông Nam bộ với mạng lưới gần 3.500 chi nhánh tổ chức tài chính, phòng giao dịch, quỹ tín dụng nhân dân huy động vốn khu vực đạt trên 4,1 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 1/3 huy động toàn quốc, giảm 0,75% so với cuối năm 2022. Tín dụng đạt gần 4,3 triệu tỷ đồng, chiếm gần 35% dư nợ toàn quốc, tăng 1,72% so với cuối năm 2022. Tuy nhiên, huy động vốn vẫn thấp hơn mức tăng chung của cả nước 1,24% và tín dụng vẫn thấp hơn mức tăng chung cả nước là 2,61%.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú phát biểu tại Hội nghị.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú phát biểu tại Hội nghị.

Trong đó, dư nợ ngành nông, lâm, thủy sản đạt trên 135 nghìn tỷ đồng (chiếm 3,2% dư nợ tín dụng vùng), ngành công nghiệp và xây dựng đạt gần 1,1 triệu tỷ đồng (chiếm 26%), ngành dịch vụ đạt khoảng 2,96 triệu tỷ (chiếm 70,8%). Cơ cấu tín dụng ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ của vùng khá tương đồng với cơ cấu tín dụng của toàn quốc.

Tín dụng ở các lĩnh vực như nông nghiệp, nông thôn đạt khoảng 633 nghìn tỷ đồng (chiếm khoảng 15% dư nợ khu vực), doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 1,04 triệu tỷ đồng (chiếm 25% dư nợ khu vực).

Đến hết quý 1, riêng tín dụng bất động sản cả nước đạt khoảng 2,67 triệu tỷ đồng, tăng 3,51% so với cuối năm 2022, chiếm 21,83% tổng dư nợ nền kinh tế, tỷ lệ nợ xấu là 2,12%. Trong đó, dư nợ bất động sản khu vực Đông Nam Bộ gần 1,1 triệu tỷ đồng, giảm 1,74% so với cuối năm 2022, chiếm tỷ trọng 41,12% tổng dư nợ tín dụng bất động sản.

Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước nhận định, mặt bằng lãi suất chung trong quý 1/2023 của khu vực Đông Nam Bộ đã được duy trì ổn định và có xu hướng giảm so với cuối năm 2022. Trong đó, nhiều chi nhánh Ngân hàng thương mại đã điều chỉnh giảm lãi suất cho vay với mức giảm từ 0,5 – 1,5%/năm tại tất cả các kỳ hạn.

ĐẨY MẠNH CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ PHỤC HỒI KINH TẾ

Để tháo gỡ những khó khăn về thị trường tín dụng, Ngân hàng Nhà nước đưa ra một số kiến nghị. Cụ thể, chính sách tài khóa cần mở rộng để hỗ trợ cải thiện thanh khoản cho nền kinh tế theo hướng đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Để thực hiện mục tiêu giảm lãi suất theo chỉ đạo của Chính phủ, cần điều tiết giảm lượng tồn ngân quỹ nhà nước, tăng lượng tiền đưa ra lưu thông trong nền kinh tế. 

Về chính sách thương mại, có các giải pháp đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu, tập trung khai thác, vận dụng và phát huy có hiệu quả, thực chất các Hiệp định thương mại tự do, qua đó thúc đẩy xuất khẩu và gia tăng các đơn hàng xuất khẩu nhằm  tạo công ăn việc làm và gia tăng nhu cầu tín dụng của nền kinh tế đối với hệ thống ngân hàng; thu hút FDI, FII, góp phần thu hút được các dòng vốn ngoại tệ về nước, từ đó làm tăng lượng tiền trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, có các giải pháp khai thác cầu nội địa để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm sự phụ thuộc vào cầu nước ngoài để tăng tính độc lập tự chủ nền kinh tế.

Nhằm tháo gỡ khó khăn về thanh khoản cho thị trường bất động sản, cuối tháng 4, Ngân hàng Nhà nước đã có Công văn số 2931/NHNN-TD chỉ đạo ngân hàng tiếp tục dành vốn tín dụng cho các dự án bất động sản đủ điều kiện pháp lý, có khả năng tiêu thụ sản phẩm, và đảm bảo kế hoạch trả nợ. Đặc biệt là các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án nhà ở thương mại giá rẻ có hiệu quả cao.

Trong đó, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục kiểm soát rủi ro cấp tín dụng đối với phân khúc bất động sản cao cấp đang dư thừa nguồn cung, bất động sản không có nhu cầu thực, kinh doanh có tính chất đầu cơ, làm giá, lũng đoạn thị trường; kiểm soát mức độ tập trung tín dụng vào một số khách hàng, nhóm khách hàng lớn, khách hàng có liên quan đến cổ đông lớn, người có liên quan của cổ đông của ngân hàng, cho vay chéo…, cân đối tỷ trọng dư nợ cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản một cách hợp lý, đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng; kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc cấp tín dụng, việc sử dụng vốn nhất là việc tập trung quá lớn tín dụng vào một số doanh nghiệp trong hệ sinh thái hoặc doanh nghiệp “nội bộ” có nguy cơ rủi ro lớn…

“Các ngân hàng đã sẵn sàng cho chương trình 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội nhà ở công nhân và cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ”, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết thêm.

Đồng thời, xử lý các vấn đề tồn tại của thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp để qua đó góp phần đẩy mạnh cả 2 phía cung – cầu tín dụng. Có các giải pháp ổn định, khơi thông dòng vốn trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp; tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn việc chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp đảm bảo đúng quy định pháp luật, tạo điều kiện hỗ trợ cho doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp kinh doanh bất động sản phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Nghiên cứu nâng cao hiệu quả cơ chế bảo lãnh doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng.

Share This Article
Email Copy Link Print
Previous Article 5 thói quen ăn sáng gây viêm nhiễm, ‘dẫn lối’ cho tiểu đường, ung thư
Next Article Khi “Quách Tĩnh – Hoàng Dung” điều hành trường công nghệ

Nhịp sống trẻ mỗi ngày!

Cùng cập nhật những tin tức nóng hổi, đa dạng về kinh tế, xã hội, văn hóa và giải trí. Đón nhận nhịp sống trẻ, năng động, và sáng tạo mỗi ngày.
FacebookLike
XFollow
PinterestPin
InstagramFollow
YoutubeSubscribe
TiktokFollow
- Advertisement -
Ad image

Đang được quan tâm

Trung Nguyên E-Coffee tiếp tục phát triển mạnh mẽ tại Mỹ

Tiếp nối dấu ấn tại bang California, Mỹ vào tháng 2/2025, ngày 7/6/2025, Trung Nguyên…

By Cafe Bệt

Ronaldo từ chối cơ hội dự FIFA Club World Cup

HLV Marcelo Gallardo cho biết ông đã mời Cristiano Ronaldo gia nhập CLB Argentina River…

By Cafe Bệt

Đề xuất không tổ chức quốc tang với cán bộ cấp cao có vi phạm

Bốn chức danh cán bộ cấp cao, nếu nghỉ công tác do vi phạm, sẽ…

By Cafe Bệt

Tin liên quan

Tài Chính

Tín dụng tăng gần 10% trong 6 tháng đầu năm 2025

By Cafe Bệt
Tài Chính

Tìm thời điểm thích hợp để xoá bỏ room tín dụng

By Cafe Bệt
Tài Chính

Giá vàng trượt về sát mốc chủ chốt 3.300 USD/oz, SPDR Gold Trust bán ròng

By Cafe Bệt
Tài Chính

Diễn đàn Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2025

By Cafe Bệt
Go to mobile version
Welcome Back!

Sign in to your account

Username or Email Address
Password

Lost your password?