Monday, 19 May 2025
Subscribe
Cafe Bệt
  • 🔥
  • Doanh Nghiệp
  • Công Nghệ
  • Thể Thao
  • Thời Sự
  • Người Nổi Tiếng
  • Đời Sống
  • Sức Khỏe
  • Tài Chính
  • Bất Động Sản
  • Xe
Font ResizerAa
Cafe BệtCafe Bệt
Search
Have an existing account? Sign In
Follow US
© 2022 Foxiz News Network. Ruby Design Company. All Rights Reserved.
Cafe Bệt > Blog > Kiến Thức > Kinh Tế > Tài Chính > Nhật Bản muốn thảo luận vấn đề tỷ giá với Mỹ, không muốn vội đi đến thỏa thuận  
Tài Chính

Nhật Bản muốn thảo luận vấn đề tỷ giá với Mỹ, không muốn vội đi đến thỏa thuận  

Last updated: 19/05/2025 2:26 pm
Cafe Bệt
Share
SHARE

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản Katsunobu Kato cho biết ông sẽ tìm cơ hội để thảo luận vấn đề tỷ giá tiền tệ với người đồng cấp Mỹ Scott Bessent vào tuần tới, tiếp nối cuộc trao đổi đã diễn ra vào tháng trước. Ngoài ra, cũng có thông tin nói rằng Nhật Bản muốn đàm phán chậm lại để đạt được một thỏa thuận tốt hơn với Mỹ.

“Chúng tôi xác nhận rằng tỷ giá tiền tệ nên được quyết định bởi thị trường, và sự biến động quá mức có thể gây hại cho nền kinh tế và ổn định tài chính”, hãng tin Bloomberg dẫn lời ông Kato phát biểu trước báo giới vào hôm thứ Sáu vừa rồi sau một cuộc họp nội các, nhắc đến nội dung cuộc gặp song phương hồi tháng 4 giữa ông và ông Bessent ở Washington. “Tôi muốn tìm cơ hội để trao đổi tiếp với ông Bessent vào tuần tới về vấn đề này, nếu tình hình cho phép”.

Theo kế hoạch, ông Kato sẽ dự cuộc họp bộ trưởng bộ tài chính nhóm 7 nền công nghiệp phát triển (G7) ở Canada vào tuần tới, nơi ông dự kiến sẽ có cuộc gặp tiếp theo với ông Bessent.

Những phát biểu trên được Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật đưa ra sau khi có tin Mỹ và Hàn Quốc đã thảo luận vấn đề tỷ giá tiền tệ trong một cuộc gặp diễn ra vào đầu tháng này. Thông tin này đã khiến một loạt đồng tiền châu Á tăng giá khá mạnh trong phiên ngày thứ Sáu, bao gồm đồng won Hàn Quốc và đồng yên Nhật Bản.

Theo thông tin được một số tờ báo và hãng tin lớn đăng tải, Thứ trưởng Bộ Tài chính Hàn Quốc Choi Ji-young và ông Robert Kaproth, một quan chức Bộ Tài chính Mỹ, đã thảo luận vấn đề chính sách tỷ giá trong cuộc gặp vào ngày 5/5 ở Milan, Italy và dự định sẽ tiếp tục thảo luận về nội dung này. Giới đầu tư xem diễn biến này là bằng chứng nữa cho thấy chính quyền Tổng thống Donald Trump muốn đồng USD yếu hơn, và các đối tác thương mại của Mỹ có thể chấp nhận đồng nội tệ của mình tăng giá để tạo điều kiện cho việc đạt thỏa thuận thương mại với Mỹ.

Chính sách tiền tệ và tỷ giá vẫn đang là một tâm điểm chú ý của giới đầu tư toàn cầu trong bối cảnh Mỹ đàm phán thương mại với các nước đối tác. Tuy nhiên, một nguồn thạo tin tuần này tiết lộ rằng giới chức Mỹ tham gia đàm phán không tìm kiếm các cam kết về tỷ giá trong các thỏa thuận thương mại tiềm năng.

Bộ trưởng phụ trách vấn đề phục hồi kinh tế của Nhật Bản, ông Ryosei Akazawa – nhà đàm phán thương mại cấp cao nhất của nước này – dự kiến sẽ sang Mỹ để tiến hành vòng đám phán thương mại thứ ba trong tháng 5 này sau khi hội nghị G7 kết thúc.

Theo một bài báo đăng vào tuần trước của tờ Financial Times, Nhật Bản đã phát tín hiệu sẵn sàng chờ thêm để đạt một thỏa thuận tốt hơn với Mỹ – bao gồm được Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn thuế quan 25% đối với mặt hàng ô tô, thép và nhôm cũng như thuế đối ứng 24% – để tránh vấp phải sự phản ứng trong nước.

Lúc đầu, Nhật Bản ưu tiên đạt thỏa thuận thương mại với Mỹ trước các quốc gia khác, nhưng nguồn tin là giới chức ở Tokyo tiết lộ với tờ báo trên rằng doanh nghiệp trong nước và từ nội bộ Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền đã gây sức ép muốn Chính phủ không vội vàng chấp nhận môt thỏa thuận có thể gây rủi ro cho ngành công nghiệp ô tô và ngành nông nghiệp Nhật. Điều này buộc Nhật phải tính toán lại, theo các nguồn tin.

“Mặc dù Nhật Bản lúc đầu rất muốn trở thành nước đầu tiên đạt thỏa thuận, cảm giác đó bây giờ đã thay đổi và trọng tâm bây giờ là đảm bảo đạt được một thỏa thuận tốt”, một quan chức ở Tokyo nói với Financial Times.

Các nguồn tin là giới chức Nhật nói một thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và nước này sẽ khó đạt được trước cuộc bầu cử Thượng viện Nhật dự kiến diễn ra vào cuối tháng 7 – cuộc bầu cử được dự báo là sẽ khó khăn đối với chính quyền của Thủ tướng Shigeru Ishiba.

Thuế quan ô tô là một vấn đề đặc biệt gai góc trong đàm phán thương mại Mỹ – Nhật. Ảnh hưởng của thuế quan Mỹ đối với các hãng ô tô của Nhật Bản được giới phân tích dự báo có thể lên tới 2 nghìn tỷ yên, tương đương 13,7 tỷ USD, trong tài khóa kết thúc vào tháng 3/2026, dù tác động này có thể được bù đắp một phần thông qua những biện pháp như tăng giá. Trong quý 1 năm nay, nền kinh tế Nhật ghi nhận mức tăng trưởng âm đầu tiên trong vòng 1 năm.

“Ô tô và linh kiện ô tô là mặt hàng xuất khẩu lớn nhâất của Nhật Bản sang Mỹ. Điều đó có nghĩa là đàm phán Mỹ – Nhật phải xử lý được vấn đề thuế quan ô tô. Nếu chúng tôi không đạt bước tiến về vấn đề này, tôi cho rằng chúng tôi sẽ không thể đi tới một sự đồng thuận nào”, một quan chức Nhật nói với Financial Times.

Nguồn tin là các quan chức cho biết những đề xuất mạnh nhất mà Tokyo đưa ra cho  Washington có thể là nhập khẩu nhiều hơn nông sản Mỹ, mở rộng khả năng tiếp cận thị trường cho ô tô Mỹ, và đầu tư vào dự án đường ống dẫn khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) ở Alaska.

Nhưng với cuộc bầu cử thượng viện vào tháng 7 đang đến gần, Thủ tướng Ishiba đã nói với Quốc hội rằng ông sẽ không hy sinh ngành nông nghiệp trong nước – cũng là một lĩnh vực sử dụng nhiều lao độn – để giành được việc giảm thuế đối với ô tô.

Trong tài khóa 2024-2025, Nhật có thặng dư thương mại hàng hóa 63 tỷ USD với Mỹ, trong đó mặt hàng ô tô đóng góp 81%.

Một thỏa thuận thương mại vội vã và không có lợi cho Nhật Bản có thể làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng của LDP. Đảng này đã thất bại trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 10 năm ngoái, để mất đa số tại Hạ viện lần đầu tiên kể từ năm 2009. Cuộc bầu cử Thượng viện vào tháng 7 tới có thể gây thêm thiệt hại cho đảng, đặc biệt nếu Chính phủ Nhật mở cửa cho hàng nông sản Mỹ ồ ạt vào nước này – một lựa chọn làm mất lòng cử tri nông dân.

Giáo sư chính trị và nghiên cứu quôc tế Stephen Nagi của Đại học Cơ đốc giáo Quốc tế Tokyo nhận định chiến lược của ông Ishiba dựa trên quan điểm cho rằng Mỹ sẽ đặt mối quan hệ đối tác an ninh với Nhật Bản lên trên vấn đề thuế quan.

“Nhưng tôi cho rằng Nhật Bản sẽ nhận ra rằng ông Trump quyết tâm thực thi mức thuế cơ sở 10% của thuế đối ứng. Cho dù Mỹ nói gì hay làm gì, Nhật Bản sẽ không tránh được thuế suất đó”, ông Nagy nói.


Nguồn tin: https://vneconomy.vn/nhat-ban-muon-thao-luan-van-de-ty-gia-voi-my-khong-muon-voi-di-den-thoa-thuan.htm

Share This Article
X Email Copy Link Print
Previous Article Vũ Văn Thanh có thể rời CAHN, đến Thể Công

Nhịp sống trẻ mỗi ngày!

Cùng cập nhật những tin tức nóng hổi, đa dạng về kinh tế, xã hội, văn hóa và giải trí. Đón nhận nhịp sống trẻ, năng động, và sáng tạo mỗi ngày.
FacebookLike
XFollow
PinterestPin
InstagramFollow
YoutubeSubscribe
TiktokFollow
- Advertisement -
Ad image

Đang được quan tâm

John Terry: ‘Chạy marathon khổ nhọc hơn cả đá bóng’

AnhCựu đội trưởng Chelsea và tuyển Anh John Terry xem hoàn thành London Marathon ngày…

By Cafe Bệt

Báo động vi nhựa làm 356.000 người tử vong mỗi năm do bệnh tim

Phân tích dựa trên dữ liệu khảo sát dân số và mẫu nước tiểu từ…

By Cafe Bệt

Đảo xanh không khói xăng

Tôi đến Phú Quý đơn giản vì… Sài Gòn nóng và đông quá. Sau khi…

By VnExpress

Tin liên quan

Tài Chính

Giá vàng nhảy vọt sáng đầu tuần sau khi Mỹ bị hạ điểm tín nhiệm

By Cafe Bệt
Tài Chính

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, chuyển từ quản lý sang phục vụ, kiến tạo cho sự phát triển

By Cafe Bệt
Tài Chính

Chính phủ trình Dự án một luật sửa 7 luật về đầu tư, đấu thầu và tài chính

By Cafe Bệt
Tài Chính

Vàng sụt giá tuần này, “cá mập” SPDR Gold Trust xả ồ ạt 20 tấn

By Cafe Bệt
Go to mobile version
Welcome Back!

Sign in to your account

Username or Email Address
Password

Lost your password?