Cafe Bệt

Nhịp sống trẻ mỗi ngày

Font ResizerAa
  • Thời Sự
  • Đời Sống
    • Góc Nhìn
  • Nhịp Sống Trẻ
    • Cơ Hội
    • Sự Kiện
    • Giải Trí
    • Cuộc Thi
  • Kiến Thức
    • Tài Chính
  • Kỹ Năng Sống
    • Sống Đẹp
  • Tuyển Dụng
  • Doanh Nghiệp
  • Công Nghệ
  • Thể Thao
Font ResizerAa
Cafe BệtCafe Bệt
Search
  • Thời Sự
  • Đời Sống
    • Góc Nhìn
  • Nhịp Sống Trẻ
    • Cơ Hội
    • Sự Kiện
    • Giải Trí
    • Cuộc Thi
  • Kiến Thức
    • Tài Chính
  • Kỹ Năng Sống
    • Sống Đẹp
  • Tuyển Dụng
  • Doanh Nghiệp
  • Công Nghệ
  • Thể Thao
Have an existing account? Sign In
Follow US
© 2022 Foxiz News Network. Ruby Design Company. All Rights Reserved.
Cafe Bệt > Blog > Kiến Thức > Kinh Tế > Tài Chính > Ngân hàng Việt và hành trình vươn tầm quốc tế
Tài Chính

Ngân hàng Việt và hành trình vươn tầm quốc tế

Last updated: 11/03/2023 8:25 am
Cafe Bệt
Share
SHARE


NGÂN HÀNG VIỆT TĂNG CƯỜNG NỘI LỰC

Những năm gần đây, các ngân hàng Việt Nam đã liên tục tăng trưởng vốn và tài sản mạnh mẽ nhằm tăng cường năng lực tài chính, từ đó gia tăng nguồn vốn trung, dài hạn để mở rộng hoạt động kinh doanh và thị phần.

Theo số liệu thống kê từ báo cáo tài chính quý 4/2022 của 28 ngân hàng, tổng tài sản của các nhà băng này đạt hơn 12,7 triệu tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2021. Trong đó, 10 ngân hàng có quy mô tài sản lớn nhất đang nắm giữ 9,97 triệu tỷ đồng, tương ứng với 77,5% tổng tài sản các ngân hàng được thống kê. Theo đó, 10 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất có sự góp mặt của BIDV, Vietcombank, VietinBank, MB, Techcombank, VPBank, ACB, SHB, Sacombank và HDBank.

Trong các ngân hàng này, nhóm ngân hàng quốc doanh BIDV, Vietcombank, VietinBank đã tăng trưởng tổng tài sản tăng từ 18%-28%; Nhóm ngân hàng cổ phần tư nhân gồm: Techcombank, MB, ACB, SHB, Sacombank, HDBank ghi nhận tăng tổng tài sản từ 9%-15%.

Song song với việc tăng vốn và tài sản, các ngân hàng trên cũng đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế trong quản trị rủi ro theo Basel II và tự xây dựng cho chính mình một “bộ đệm” vững chắc để có thể đối phó với những rủi ro tín dụng, vận hành, thị trường và cả dự trữ để dự phòng cho những rủi ro không thể lường trước được.

Nhờ củng cố, tăng cường nội lực, đáp ứng theo chuẩn mực quốc tế, thời gian qua, nhiều ngân hàng Việt đã được các tổ chức, định chế tài chính quốc tế lớn như World Bank, IFC, ADB đánh giá cao và bắt tay đầu tư, tài trợ thương mại với những gói hợp tác giá trị cao. Những ngân hàng nội sáng giá, lọt vào mắt xanh của các định chế tài chính quốc tế có thể kể đến BIDV, Vietinbank, Techcombank, SHB, VIB, SeaBank,…

Theo các chuyên gia kinh tế, vốn điều lệ và tổng tài sản cao là “bộ đệm” giúp cho các ngân hàng có thêm nguồn lực để chống chọi với những khó khăn, thách thức; đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung phục hồi hoạt động sản xuất – kinh doanh. Bên cạnh đó, một số ngân hàng với sứ mệnh chính trị, khát vọng vươn tầm quốc tế, thì việc tăng vốn hết sức quan trọng để mở rộng thị phần ra nước ngoài, trở thành ngân hàng hàng đầu trong khu vực và thế giới.

VƯƠN MÌNH RA KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI

Trong Top 10 ngân hàng có vốn và tổng tài sản lớn nhất hệ thống hiện nay, thì Vietcombank, BIDV, VietinBank, MB, SHB, HDBank và Sacombank là những ngân hàng đã và đang mở rộng thị phần ra nước ngoài thông qua mở ngân hàng con, ngân hàng 100% vốn, chi nhánh và Văn phòng đại diện (VPĐD).

Cụ thể, Vietcombank mở chi nhánh tại Úc; VPĐD tại Mỹ, Hồng Kông, Singapore; Ngân hàng con tại Lào. BIDV có VPĐD tại Cộng hòa Séc, Campuchia, Lào, Myanmar, Đài Loan, Nga. MB có chi nhánh ở Campuchia, Lào. Sacombank có ngân hàng con tại Lào và Campuchia. HDBank có VPĐD tại Myanmar. SHB có 02 chi nhánh tại Lào; Ngân hàng 100% vốn tại Campuchia.

Trong đó, BIDV, Vietcombank, SHB là những đại diện có sứ mệnh, tầm vóc và mở rộng thị phần tại nước ngoài sớm và mạnh mẽ nhất, đặc biệt tại thị trường Lào và Campuchia.

Xét về sự hiệu quả khi hoạt động tại thị trường ở nước ngoài, SHB là một trong những ngân hàng TMCP tư nhân Việt Nam mở rộng thị phần ra nước ngoài sớm và hiệu quả nhất. Nhờ việc sớm “xuất ngoại” giúp SHB chiếm thị phần không nhỏ trong hoạt động tín dụng tại hai quốc gia này. Những năm trước đó, thị trường nước ngoài đều mang về cho SHB hàng trăm tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận mỗi năm.

Theo đại diện SHB, trong quá trình phát triển, SHB luôn mang trong mình tâm thế và sứ mệnh của một trong những ngân hàng thương mại Top đầu, thể hiện “Khát vọng dẫn đầu” với tôn chỉ “Phụng sự từ Tâm” trong mọi hoạt động, tạo nên giá trị khác biệt trên thị trường. Triết lý thương hiệu của SHB là luôn tâm niệm phụng sự Quốc gia, Cộng đồng và Khách hàng, từ đó đưa Ngân hàng vươn xa và dẫn đầu các lĩnh vực hoạt động, hướng tới vị trí một định chế tài chính hàng đầu Việt Nam, vươn tầm khu vực.

Xét ở góc độ đánh giá từ các tổ chức quốc tế uy tín, gần đây, Công ty tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance đã công bố Bảng xếp hạng 500 ngân hàng đứng đầu thế giới về giá trị thương hiệu năm 2023, Việt Nam có 12 ngân hàng lọt vào bảng Banking 500 2023 Ranking. gồm: Vietcombank, Agribank, BIDV, Techcombank, VietinBank, VPBank, MB, SHB, ACB, Sacombank, HDBank và VIB.

Với 12 ngân hàng lọt vào bảng Banking 500 2023 Ranking, Việt Nam đứng đầu khu vực ASEAN về số lượng nhà băng lọt Top500. Kế tiếp là Indonesia và Philippines (cùng có 9 ngân hàng), Malaysia (8 ngân hàng), Thái Lan (6 ngân hàng) và Singapore (3 ngân hàng).

Báo cáo Brand Finance Banking 2023 cho rằng, các thương hiệu ngân hàng trên toàn cầu đã tiếp tục phục hồi đáng kể sau đại dịch COVID-19, có sự cải thiện trong các dịch vụ ngân hàng số, các biện pháp kích thích của chính phủ tương đối thành công và sự gia tăng của các nền tảng ngân hàng di động và trực tuyến đã góp phần mang lại hiệu quả tích cực cho ngành này.

Bảng xếp hạng cho thấy, ngân hàng Việt phát triển toàn diện hơn, hoạt động an toàn, lành mạnh hơn, giảm thiểu rủi ro, không còn phụ thuộc vào tăng trưởng tín dụng, thể hiện khả năng chống chịu rủi ro tốt trước cú sốc bên ngoài và cải thiện nguồn thu theo hướng bền vững hơn so với các ngân hàng trong khu vực.

Bảng xếp hạng trên của Brand Finance dựa trên kết quả kinh doanh năm 2021. Với kết quả kinh doanh năm 2022 có tăng trưởng lợi nhuận rất cao (BIDV tăng 70%, SHB tăng 54%, VP Bank tăng 48%, ACB tăng 43%, Vietcombank tăng 39%, MB tăng 38%…) thì có thể trong bảng xếp hạng năm sau, các ngân hàng Việt Nam sẽ tiếp tục tăng hạng mạnh.

Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng mở cửa, việc các định chế tài chính mở rộng hoạt động ra nước ngoài sẽ hỗ trợ rất nhiều không chỉ cho kiều bào mà còn cho các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh ở đây. Trong thời gian tới sẽ chứng kiến thêm nhiều ngân hàng Việt tiếp tục mở rộng thị phần ra nước ngoài và vươn tầm ra quốc tế.

Share This Article
Email Copy Link Print
Previous Article Doanh nghiệp phải minh bạch hơn và có trách nhiệm đến cùng với nghĩa vụ nợ trái phiếu
Next Article Giá vàng thế giới tăng dữ dội sau vụ sụp đổ ngân hàng Mỹ

Nhịp sống trẻ mỗi ngày!

Cùng cập nhật những tin tức nóng hổi, đa dạng về kinh tế, xã hội, văn hóa và giải trí. Đón nhận nhịp sống trẻ, năng động, và sáng tạo mỗi ngày.
FacebookLike
XFollow
PinterestPin
InstagramFollow
YoutubeSubscribe
TiktokFollow
- Advertisement -
Ad image

Đang được quan tâm

Ronaldo từ chối cơ hội dự FIFA Club World Cup

HLV Marcelo Gallardo cho biết ông đã mời Cristiano Ronaldo gia nhập CLB Argentina River…

By Cafe Bệt

Đề xuất không tổ chức quốc tang với cán bộ cấp cao có vi phạm

Bốn chức danh cán bộ cấp cao, nếu nghỉ công tác do vi phạm, sẽ…

By Cafe Bệt

Cơ quan Vũ trụ Châu Âu công bố góc nhìn chưa từng thấy về Cực Nam Mặt Trời

Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) đã công bố một bức ảnh cho thấy…

By Cafe Bệt

Tin liên quan

Tài Chính

Giá vàng tăng mạnh vì nhu cầu phòng ngừa rủi ro

By Cafe Bệt
Tài Chính

Đồng USD cao nhất nửa tháng, giá vàng xuống đáy 1 tuần

By Cafe Bệt
Tài Chính

Thông báo mời quan tâm – Dự án Tòa nhà Trụ sở chính VietinBank

By Cafe Bệt
Tài Chính

Một thương hiệu điều chỉnh tăng giá vàng nhẫn bán ra cao gấp 4 lần giá mua vào

By Cafe Bệt
Go to mobile version
Welcome Back!

Sign in to your account

Username or Email Address
Password

Lost your password?