Cafe Bệt

Nhịp sống trẻ mỗi ngày

Font ResizerAa
  • Thời Sự
  • Đời Sống
    • Góc Nhìn
  • Nhịp Sống Trẻ
    • Cơ Hội
    • Sự Kiện
    • Giải Trí
    • Cuộc Thi
  • Kiến Thức
    • Tài Chính
  • Kỹ Năng Sống
    • Sống Đẹp
  • Tuyển Dụng
  • Doanh Nghiệp
  • Công Nghệ
  • Thể Thao
Font ResizerAa
Cafe BệtCafe Bệt
Search
  • Thời Sự
  • Đời Sống
    • Góc Nhìn
  • Nhịp Sống Trẻ
    • Cơ Hội
    • Sự Kiện
    • Giải Trí
    • Cuộc Thi
  • Kiến Thức
    • Tài Chính
  • Kỹ Năng Sống
    • Sống Đẹp
  • Tuyển Dụng
  • Doanh Nghiệp
  • Công Nghệ
  • Thể Thao
Have an existing account? Sign In
Follow US
© 2022 Foxiz News Network. Ruby Design Company. All Rights Reserved.
Cafe Bệt > Blog > Kiến Thức > Kinh Tế > Tài Chính > Hiệp hội Ngân hàng: Thiếu tiêu chí định lượng đối với khung pháp lý tín dụng xanh
Tài Chính

Hiệp hội Ngân hàng: Thiếu tiêu chí định lượng đối với khung pháp lý tín dụng xanh

Last updated: 15/07/2025 6:30 pm
Cafe Bệt
Share
SHARE

Ngày 15/7/2025, Ủy ban Chính sách trực thuộc Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) tổ chức Tọa đàm “Hoàn thiện khung pháp lý tạo thuận lợi cho hoạt động của các tổ chức tín dụng liên quan đến tài chính xanh”.

Tại tọa đàm, bà Phạm Thị Thanh Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước, cho biết đến nay đã có 57 tổ chức tín dụng chính thức tích hợp quản trị rủi ro môi trường – xã hội vào hệ thống vận hành và cấp tín dụng.

Tính đến cuối tháng 3/2025, dư nợ tín dụng xanh toàn hệ thống đạt trên 704 nghìn tỷ đồng, tăng 3,57% so với cuối năm 2024 và chiếm khoảng 4,3% tổng dư nợ của nền kinh tế. 

Trong đó, Agribank là ngân hàng tiên phong trong cấp tín dụng xanh trong lĩnh vực nông nghiệp với hơn 42.000 khách hàng tiếp cận vốn xanh, tổng dư nợ gần 29.000 tỷ đồng, đồng thời tỷ trọng tín dụng xanh tại ngân hàng này đã tăng từ 0,9% năm 2020 lên 1,7% năm 2024.

Agribank cũng đóng vai trò ngân hàng chủ lực trong việc cung cấp vốn cho Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại Đồng bằng sông Cửu Long, một chương trình then chốt của ngành nông nghiệp trong quá trình chuyển đổi xanh.

Tại BIDV, đến 31/5/2025, dư nợ xanh đạt 78.076 tỷ đồng, chiếm 3,7% tổng dư nợ. Ngân hàng đã cấp tín dụng xanh cho 1.569 khách hàng với 1.945 dự án. Từ năm 2021 đến nay, dư nợ tín dụng xanh của BIDV ghi nhận tốc độ tăng trưởng trung bình 26%/năm,

KHUNG PHÁP LÝ CHƯA THỐNG NHẤT VÀ KHÓ ĐO LƯỜNG

Mặc dù đạt được một số kết quả bước đầu song TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VNBA, cho rằng quy mô tín dụng xanh vẫn nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu trong nước.

Theo ông Hùng, khó khăn lớn nhất trong phát triển tín dụng xanh là khung pháp lý và chính sách hỗ trợ vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, thiếu tính đồng bộ và hướng dẫn cụ thể cho các tổ chức tín dụng.

Dư nợ tín dụng xanh phân theo lĩnh vực năm 2024 (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)
Dư nợ tín dụng xanh phân theo lĩnh vực năm 2024 (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)

Ngày 4/7/2025, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 21/2025/QĐ-TTg về việc ban hành tiêu chí phân loại dự án xanh nhưng đây mới là bước đầu, cần thêm thời gian để triển khai đồng bộ và áp dụng hiệu quả.

Bên cạnh đó, bà Phạm Thị Thanh Tùng chỉ ra sự phối hợp giữa các bộ, ngành trong việc xây dựng lộ trình hỗ trợ chuyển đổi xanh còn thiếu nhất quán, ảnh hưởng đến việc khơi thông và sử dụng hiệu quả nguồn vốn tín dụng xanh trong toàn hệ thống ngân hàng.

Phát biểu tại tọa đàm, ông Trần Phương, Phó Tổng giám đốc BIDV, Chủ nhiệm Ủy ban Chính sách, VNBA, đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sớm xây dựng và ban hành một hệ thống tiêu chí môi trường có tính thống nhất, đo lường được và phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

Theo ông Trần Phương, khung pháp lý định lượng là yếu tố then chốt để giúp các tổ chức tín dụng và nhà đầu tư có cơ sở rõ ràng trong việc đánh giá, lựa chọn và giám sát các dự án xanh một cách hiệu quả. Việc thiếu các tiêu chí cụ thể và có thể định lượng hiện nay đang khiến các bên liên quan gặp khó khăn trong việc xác định đâu là dự án thực sự xanh, cũng như trong quá trình phân bổ nguồn vốn và quản trị rủi ro.

Ông Phương cho rằng việc thiết lập bộ tiêu chí như vậy không chỉ góp phần nâng cao tính minh bạch và khả năng giám sát của thị trường tài chính xanh, mà còn giúp thu hút nguồn lực tài chính trong và ngoài nước phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững của quốc gia.

“Hiện nay, các ngân hàng gặp lúng túng trong việc phân loại, sàng lọc và lập báo cáo về tín dụng xanh, do thiếu tiêu chí định lượng cụ thể. Bên cạnh đó, hướng dẫn về quản lý rủi ro xã hội – một yêu cầu quan trọng trong đánh giá tín dụng xanh – cũng chưa được ban hành, khiến các tổ chức tín dụng thiếu cơ sở pháp lý để xây dựng hệ thống quản trị rủi ro môi trường – xã hội đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế”, TS. Nguyễn Thu Hà, Giám đốc Trường Đào tạo cán bộ Agribank, cho biết.

TIẾP CẬN NGUỒN VỐN XANH QUỐC TẾ NGÀY CÀNG KHÓ KHĂN

Cũng theo bà Hà, hiện nay việc tiếp cận nguồn vốn xanh quốc tế rất khó khăn vì các điều kiện vay rất khắt khe, quy trình xét duyệt phức tạp và lãi suất không còn thực sự ưu đãi. Nếu cộng cả lãi suất và chi phí mà các tổ chức tín dụng phải bỏ ra để đáp ứng điều kiện kỹ thuật thì không thể có nguồn vốn rẻ cho các doanh nghiệp trong nước chuyển đổi xanh và phát triển bền vững.

“Việc thiếu các cơ chế hỗ trợ như quỹ bảo lãnh tín dụng xanh hay chính sách cấp bù lãi suất càng khiến các ngân hàng dè dặt khi tiếp nhận và triển khai nguồn vốn quốc tế vào các dự án nông nghiệp xanh, vốn có độ rủi ro cao và thiếu tài sản đảm bảo”, bà Hà cho biết.

Từ những thực tế trên, đại diện các ngân hàng tham dự toạ đàm đề xuất ba nhóm giải pháp quan trọng để tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy tín dụng xanh.

Trước hết, cần hoàn thiện khung pháp lý và cơ chế ưu đãi tài chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng triển khai tín dụng xanh. Cụ thể, Nhà nước nên sớm ban hành hướng dẫn chi tiết thực hiện Quyết định số 21 về phân loại dự án xanh, đồng thời áp dụng các chính sách miễn hoặc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần thu nhập từ hoạt động cho vay xanh. Bên cạnh đó, cần có cơ chế cấp bù lãi suất hoặc trợ cấp lãi suất để giảm chi phí vay cho các dự án nông nghiệp xanh, hữu cơ hoặc tuần hoàn. Một giải pháp quan trọng khác là thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng xanh, giúp chia sẻ rủi ro và hỗ trợ ngân hàng mạnh dạn cho vay không tài sản đảm bảo với quy mô lớn hơn.

Thứ hai, cần có các chính sách khuyến khích rõ ràng đối với các tổ chức tín dụng tiên phong trong triển khai tín dụng xanh. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc hoặc lãi suất tái cấp vốn cho các ngân hàng có tỷ trọng tín dụng xanh cao, từ đó tạo động lực tài chính thực chất để các ngân hàng chuyển hướng danh mục tín dụng theo hướng xanh hóa.

Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước cần sớm ban hành hướng dẫn về quản lý rủi ro xã hội trong hoạt động cấp tín dụng. Việc xây dựng bộ tiêu chí rủi ro xã hội theo thông lệ quốc tế sẽ là nền tảng giúp các tổ chức tín dụng hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro môi trường – xã hội, đồng thời đáp ứng yêu cầu của các định chế tài chính quốc tế trong việc nhận vốn tài trợ và ủy thác đầu tư vào các dự án xanh.

Thứ tư, cần xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung về đánh giá rủi ro môi trường, xã hội và có cơ chế, chính sách để các tổ chức tín dụng khai thác tối đa nguồn dữ liệu này.


Nguồn tin: https://vneconomy.vn/hiep-hoi-ngan-hang-thieu-tieu-chi-dinh-luong-doi-voi-khung-phap-ly-tin-dung-xanh.htm

Share This Article
Email Copy Link Print
Previous Article Nhiều người về làm theo, ai ngờ con cái thay đổi chóng mặt
Next Article 9 hành vi bị nghiêm cấm đối với thẻ CCCD, phạt đến 6 triệu đồng nếu vi phạm

Nhịp sống trẻ mỗi ngày!

Cùng cập nhật những tin tức nóng hổi, đa dạng về kinh tế, xã hội, văn hóa và giải trí. Đón nhận nhịp sống trẻ, năng động, và sáng tạo mỗi ngày.
FacebookLike
XFollow
PinterestPin
InstagramFollow
YoutubeSubscribe
TiktokFollow
- Advertisement -
Ad image

Đang được quan tâm

Ronaldo từ chối cơ hội dự FIFA Club World Cup

HLV Marcelo Gallardo cho biết ông đã mời Cristiano Ronaldo gia nhập CLB Argentina River…

By Cafe Bệt

Rác AI

Mỗi khi các siêu cường công nghệ nâng cấp các phiên bản AI mới, mạng…

By VnExpress

Los Angeles Lakers bị bán với giá 10 tỷ USD

Gia tộc Buss, chủ sở hữu Los Angeles Lakers đạt thỏa thuận bán đội bóng…

By Cafe Bệt

Tin liên quan

Tài Chính

Cổ đông KienlongBank đồng thuận thông qua mục tiêu tăng vốn và chia cổ tức 60%

By Cafe Bệt
Tài Chính

Nếu ép khách hàng mua bảo hiểm, ngân hàng có thể chịu mức phạt 500 triệu

By Cafe Bệt
Tài Chính

Giá vàng miếng SJC giảm nhẹ so với ngày hôm qua

By Cafe Bệt
Tài Chính

VietinBank và FPT tặng miễn phí trọn đời ứng dụng quản lý bán hàng trên điện thoại, tích hợp hóa đơn điện tử

By Cafe Bệt
Go to mobile version
Welcome Back!

Sign in to your account

Username or Email Address
Password

Lost your password?