Cafe Bệt

Nhịp sống trẻ mỗi ngày

Font ResizerAa
  • Thời Sự
  • Đời Sống
    • Góc Nhìn
  • Nhịp Sống Trẻ
    • Cơ Hội
    • Sự Kiện
    • Giải Trí
    • Cuộc Thi
  • Kiến Thức
    • Tài Chính
  • Kỹ Năng Sống
    • Sống Đẹp
  • Tuyển Dụng
  • Doanh Nghiệp
  • Công Nghệ
  • Thể Thao
Font ResizerAa
Cafe BệtCafe Bệt
Search
  • Thời Sự
  • Đời Sống
    • Góc Nhìn
  • Nhịp Sống Trẻ
    • Cơ Hội
    • Sự Kiện
    • Giải Trí
    • Cuộc Thi
  • Kiến Thức
    • Tài Chính
  • Kỹ Năng Sống
    • Sống Đẹp
  • Tuyển Dụng
  • Doanh Nghiệp
  • Công Nghệ
  • Thể Thao
Have an existing account? Sign In
Follow US
© 2022 Foxiz News Network. Ruby Design Company. All Rights Reserved.
Cafe Bệt > Blog > Góc Nhìn > Diện mạo nào cho Hồ Gươm?
Góc Nhìn

Diện mạo nào cho Hồ Gươm?

Last updated: 19/03/2025 11:58 pm
VnExpress
Share
SHARE

Năm 2008, chúng tôi đoạt giải cao trong cuộc thi “Ý tưởng quy hoạch và thiết kế đô thị khu vực Hồ Gươm và phụ cận”, do UBND Thành phố Hà Nội tổ chức nhằm đóng góp vào chương trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội.

Chúng tôi đã vẽ với tất cả mơ ước về một ngày không gian Hồ Gươm sẽ “tơi” ra, rộng mở hơn cho cộng đồng. Nhưng 17 năm qua, bản vẽ vẫn nằm trên giấy, và Hồ Gươm bé nhỏ ngày một chật hẹp lại với thêm nhiều công trình cao lớn vây quanh. Khỏi phải nói, chúng tôi đã rất vui khi hay tin Hà Nội dự kiến triển khai cùng lúc hai dự án: phá dỡ tòa nhà “Hàm cá mập” và mở rộng không gian công cộng phía đông hồ. Việc này không chỉ đòi hỏi sự quyết đoán của cấp ra quyết định mà cần cả sự cẩn trọng, tinh tế của bộ phận thực thi – những người sẽ phác thảo gương mặt mới của Hồ Gươm, tái định dạng trái tim Thủ đô.

17 năm trước, câu hỏi khó nhất với chúng tôi là làm sao Hồ Gươm trở thành không gian mở cho tất cả mọi người trong một đô thị hiện đại, đồng thời vẫn tôn trọng lịch sử, ký ức và những giá trị quy hoạch kiến trúc cốt lõi: bản lề – gạch nối giữa khu phố cổ và khu phố Pháp, thống nhất trong đa dạng, tĩnh trong động, vừa trường quy vừa bất quy tắc, tương quan tinh tế giữa xây dựng, khoảng trống với kích cỡ mặt nước và dải cây xanh ven hồ, lắng đọng hồn thiêng sông núi. Tương tự cuộc thi trước đây, sẽ có nhiều giải pháp và ý tưởng cho đợt chỉnh trang lớn này. Dù phương án nào được lựa chọn, tôi hy vọng các vấn đề sau được lưu tâm.

Đầu tiên là khả năng kiến tạo chuỗi không gian mở liên hoàn, đủ tầm phục vụ những sinh hoạt văn hóa lớn của thủ đô và cả nước. Hồ Gươm vốn chật hẹp, phần đất dành cho cảnh quan cây xanh lẫn lối đi bộ đều rất nhỏ. Có thể tăng diện tích đất thịt ven hồ bằng cách thu hẹp đường giao thông xung quanh. Mở rộng không gian hồ nhằm tăng hạ tầng công cộng, tiện ích xã hội… là tất yếu. Để “mở lối cho hồ thở”, chuyện giải phóng “Hàm cá mập” e chưa đủ, có thể mạnh dạn dấn thêm nhiều diện tích hơn, kết nối liên hoàn quảng trường, vườn hoa Lý Thái Tổ với khu điện lực, sở văn hóa thành công viên – quảng trường Thăng Long. Đền Bà Kiệu, Đền Ngọc Sơn – Tháp Bút – Cầu Thê Húc, nhà hát múa rối gắn liền quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục; khu tượng Vua Lê, nhà khai trí Tiến Đức gắn với cây đa, vườn hoa báo Nhân Dân, liên kết bờ đông bờ tây, trục Nhà thờ lớn, Nhà hát lớn…

Quy hoạch Hồ Gươm trong Đồ án của tác giả Hoàng Thúc Hào - giải Nhì (không có Nhất) cuộc thi Ý tưởng quy hoạch và thiết kế đô thị khu vực Hồ Gươm và phụ cận, do UBND TP Hà Nội tổ chức năm 2008. Xem thêm các phối cảnh khác.

Quy hoạch Hồ Gươm trong Đồ án của tác giả Hoàng Thúc Hào – giải Nhì (không có Nhất) cuộc thi Ý tưởng quy hoạch và thiết kế đô thị khu vực Hồ Gươm và phụ cận, do UBND TP Hà Nội tổ chức năm 2008.
Xem thêm các phối cảnh khác.

Vị trí quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục kết nối hướng chuyển động zic zac từ các con phố hẹp ra không gian mặt nước thoáng rộng, với độ dốc nhẹ, vì vậy khi thiết kế phải lưu ý từng chi tiết để tạo ra sự thú vị, tôn trọng cảm xúc, trường nhìn cho con người.

Hồ Gươm là không gian cộng đồng của tất cả chúng ta, không thể bị cát cứ bởi bất kỳ đơn vị nào, dù công hay tư. Câu hỏi đặt ra là làm sao để công chúng có thể lưu lại lâu hơn trong khu vực thú vị, nhân văn đó, thay vì chỉ bước qua như bao khu phố khác?

Vì vậy, thách thức tiếp theo là xây dựng những nội dung, kịch bản thưởng thức, thư giãn đa dạng góp phần nâng tầm địa danh và làm sâu sắc thêm giá trị lịch sử, văn hóa Hồ Gươm – Hà Nội – Việt Nam.

Hồ Gươm không lớn như những hồ khác, chỉ nhỏ xinh như một “cái ao”, nhưng long lanh như giọt nước mắt, đọng lại từ ngàn năm, giữa lòng thành phố hạnh phúc vơi đầy. Di sản linh thiêng, độc nhất vô nhị này hội tụ nhiều yếu tố lịch sử, tôn giáo, kiến trúc, văn hóa… là chứng nhân bao đổi thay và tinh thần yêu chuộng hòa bình của người Việt.

Tất cả di tích lịch sử, đình chùa, tôn giáo cần được tôn tạo và liên kết liền mạch trong một quy hoạch thông minh. Khi thiết kế tạo ra được sợi dây lịch sử, như dòng thời gian chảy quanh hồ, du khách, đặc biệt là người nước ngoài, sẽ cảm nhận Hồ Gươm như tấm gương phản chiếu lịch sử, văn hóa của một quốc gia Á Đông nhiều biến động. Đồng thời việc kiến tạo một cấu trúc ngầm, tiện ích hiện đại sẽ hỗ trợ mua sắm, giải trí và kết nối công cộng, trên nguyên tắc không phương hại đến tổng thể và vẻ tĩnh lặng, nên thơ của mặt hồ.

Trong đồ án quy hoạch từ 2008, chúng tôi đã đề xuất thiết lập bảo tàng Hồ Gươm. Hồ Gươm quá xứng đáng có một bảo tàng, với nhiều ca khúc hay, với kho tranh ảnh, tư liệu khổng lồ, với sự hiện diện độc đáo của nhiều sắc màu kiến trúc, văn hóa đông tây. Và trên hết, không “cái ao” nào trên thế giới mang trong lòng truyền thuyết cao thượng như vậy: trả lại gươm báu, giã từ chiến tranh – thông điệp bất biến của dân tộc về khát vọng hòa bình.

Không cần xây mới bảo tàng, mà cũng không dư đất để xây, chỉ cần chuyển đổi chức năng công trình hiện có, nhường chỗ cho việc bồi đắp sâu thêm giá trị lịch sử, kí ức. Giải pháp của chúng tôi khi đó là tận dụng tòa nhà kiến trúc Pháp nằm kề tượng Vua Lê, kết nối cải tạo thành tổng thể bảo tàng Hồ Gươm, một liên kết chặt chẽ về ý nghĩa lịch sử, văn hóa.

Hồ Gươm là quần thể đậm đặc giá trị lịch sử, nhân văn, bản chất vốn đẹp tự nhiên, hữu cơ, song rất bị phân mảnh, như nàng công chúa Lọ Lem khuất lấp.

Nàng Lọ Lem đang cần những trắc ẩn sâu xa, những tư duy minh triết, những quyết định dũng cảm, dám chịu trách nhiệm để dần trả lại và tái khẳng định vị thế vô song cho Hồ Gươm.

Hoàng Thúc Hào


Nguồn tin: https://vnexpress.net/dien-mao-nao-cho-ho-guom-4858813.html

Share This Article
Email Copy Link Print
Previous Article Giòi bò lúc nhúc trên đĩa quán ăn ở Hà Nội, khách lập tức đứng dậy đi về
Next Article ‘Tiếng gọi chân trời’ – phận đời long đong

Nhịp sống trẻ mỗi ngày!

Cùng cập nhật những tin tức nóng hổi, đa dạng về kinh tế, xã hội, văn hóa và giải trí. Đón nhận nhịp sống trẻ, năng động, và sáng tạo mỗi ngày.
FacebookLike
XFollow
PinterestPin
InstagramFollow
YoutubeSubscribe
TiktokFollow
- Advertisement -
Ad image

Đang được quan tâm

Phát triển hạ tầng tạo lực đẩy cho thu hút đầu tư công nghiệp tại Tây Ninh

Theo Đề án phát triển khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2021 –…

By Cafe Bệt

Tinh thần thép làm nên thành công

Nếu nhất định cần chọn một cuốn sách khởi nghiệp để đọc, chắc chắn bạn…

By Cafe Bệt

Từng đổ 200m³ đá hộc nhưng đều biến mất sau một đêm, không thể xác định đáy hố sâu bao nhiêu

Theo thông tin từ báo Vietnamnet, ghi nhận tại hiện trường nơi nghi có người…

By Cafe Bệt

Tin liên quan

Góc Nhìn

Việt Nam 'đẹp nhưng chưa sạch'

By VnExpress
Góc Nhìn

Đẹp nhưng chưa sạch

By VnExpress
Góc Nhìn

Đất nước 'đẹp nhưng chưa sạch'

By VnExpress
Góc Nhìn

'Mòn não' vì ChatGPT

By VnExpress
Go to mobile version
Welcome Back!

Sign in to your account

Username or Email Address
Password

Lost your password?