Cafe Bệt

Nhịp sống trẻ mỗi ngày

Font ResizerAa
  • Thời Sự
  • Đời Sống
    • Góc Nhìn
  • Nhịp Sống Trẻ
    • Cơ Hội
    • Sự Kiện
    • Giải Trí
    • Cuộc Thi
  • Kiến Thức
    • Tài Chính
  • Kỹ Năng Sống
    • Sống Đẹp
  • Tuyển Dụng
  • Doanh Nghiệp
  • Công Nghệ
  • Thể Thao
Font ResizerAa
Cafe BệtCafe Bệt
Search
  • Thời Sự
  • Đời Sống
    • Góc Nhìn
  • Nhịp Sống Trẻ
    • Cơ Hội
    • Sự Kiện
    • Giải Trí
    • Cuộc Thi
  • Kiến Thức
    • Tài Chính
  • Kỹ Năng Sống
    • Sống Đẹp
  • Tuyển Dụng
  • Doanh Nghiệp
  • Công Nghệ
  • Thể Thao
Have an existing account? Sign In
Follow US
© 2022 Foxiz News Network. Ruby Design Company. All Rights Reserved.
Cafe Bệt > Blog > Góc Nhìn > Đã từng sợ Tết
Góc Nhìn

Đã từng sợ Tết

Last updated: 31/01/2025 8:24 pm
VnExpress
Share
SHARE

Tết mà cả gia đình nhỏ ôm nhau khóc, đó là năm đầu tiên chúng tôi đi du học.

Hai vợ chồng khi đó đã gần 30, không còn bé bỏng, nhưng bỗng ôm con òa khóc khi bật bài hát “Xuân này con không về”. Lần đầu tiên tôi biết đến cảm giác Tết xa xứ, bơ vơ và lạc lõng nơi đất khách.

Tại một số thành phố lớn ở Pháp, các khu chợ châu Á và siêu thị Tây cũng được trang trí để chào đón năm mới. Hội sinh viên hoặc cộng đồng người Việt thường tổ chức hội chợ, biểu diễn văn nghệ, và bữa cơm ngày Tết. 10 năm đi xa, tôi cũng dần quen, không còn buồn hay nhớ nhà nhiều nữa. Tôi cố gắng tái hiện một cái Tết “chuẩn” cho con, với bữa cơm tất niên đủ món, với phong tục tắm tất niên bằng tinh dầu mùi già, với những chúc mừng năm mới, lì xì đầu năm. Nhưng dần dà, tôi nhận ra, Tết không phải là thứ có thể sao chép một cách máy móc. Tết là khi cả không gian và mọi người xung quanh cùng hòa mình vào không khí ngày xuân. Là khi bạn bước ra đường và thấy người người nhà nhà tất bật chuẩn bị đón năm mới. Tôi vẫn luôn nhớ Tết Việt Nam, nhớ cả những điều trước đây không hề thích.

Trước đây, mỗi năm đến Tết, tôi lại căng thẳng vì giá cả tăng vọt, đắt đỏ. Tôi phải lo lắng chuẩn bị quà, chạy ngược chạy xuôi biếu Tết khắp nơi. Giờ đây tôi cũng đâu có ai nhiều để biếu.

Nếu như Tết trước đây khiến tôi đau đầu vì phải đổi tiền mới, mua bao lì xì, nhấc lên đặt xuống xem năm nay bỏ bao nhiêu tiền vào từng bao, thì giờ đây tôi chỉ phải chuẩn bị vài chiếc lì xì cho con mình và một vài cháu người Việt ở gần. Nhưng cũng vì thế mà tôi nhận lại ít hơn những nụ cười hồn nhiên và tươi sáng của trẻ nhỏ.

Nếu như trước đây, tôi phát ngấy mỗi khi đến Tết phải ăn đi ăn lại bánh chưng, canh măng, miến, gà, nem, giò chả, xôi gấc, thì dịp này lại “thèm thuồng” đến lạ. Ở thành phố nhỏ nơi tôi sống, kiếm đủ nguyên liệu nấu một mâm cơm Tết là điều rất khó, và nếu có cũng không được nhiều. Chúng tôi mua hết cũng chỉ đủ ăn một hai bữa. Ít nên món nào cũng ngon.

Nếu như trước đây, tôi sợ phải thắp hương nghi ngút rồi hóa cả đống vàng mã cay xè mắt, thì giờ đây được thắp một nén hương, hít hà mùi thơm thoang thoảng của ngày Tết, lòng tôi thấy bình an. Tôi tự mua giấy làm bộ quần áo nhỏ nhỏ và ba con cá, cùng các con đốt và kể cho nhau nghe sự tích ông Công ông Táo.

Vợ chồng chúng tôi cũng chẳng còn phải tranh luận mồng mấy đi đâu, Tết nhà nào, ở ngoại hay ở nội, vì có về được đâu mà bàn. Tôi chẳng còn lo ai đó hỏi mình lương tháng bao nhiêu, đã mua được nhà, được xe chưa, cũng chẳng có cơ hội hỏi ai đó có người yêu, sắp cưới hay sắp sinh con…

Cứ thế, những điều tôi từng “ghét” lại trở thành những điều làm tôi nhớ nhất ở Tết. Từ những cảm xúc và trải nghiệm trong 10 năm xa quê, tôi bỗng tự hỏi: Tết thế nào mới là một cái Tết tuyệt vời cho tất cả mọi người?

Sẽ không có câu trả lời chính xác. Bởi Tết tuyệt vời của trẻ con có khi đơn giản là nhận được thật nhiều bao lì xì, trong khi đây lại là “nỗi lo” của người lớn. Tết thoải mái nhậu có thể là niềm vui của các ông chồng, nhưng lại là nỗi sợ của các bà vợ. Tết lễ nghi với việc lau dọn bàn thờ, cúng cơm gia tiên, đi chùa làm lễ có thể là niềm vui, cách an lòng người già, nhưng cũng là nỗi sợ của người trẻ.

Không thể có một cái Tết hoàn hảo cho tất cả mọi người, nhưng dù Tết bất tiện với người này người kia, đây vẫn là cơ hội để gắn kết, trân trọng những giá trị truyền thống. Tết không nhất thiết phải hoàn hảo, không cần phải là những bữa tiệc hoành tráng hay những phong bì lì xì dày nặng. Tết là khi ta biết dừng lại, để cảm nhận không khí ngày xuân, để lắng nghe, trò chuyện với người thân, để nhớ về cội nguồn.

Với những người xa xứ như tôi, Tết là học cách chấp nhận nỗi nhớ nhà như một phần tất yếu của cuộc sống nơi đất khách; là biết rằng dù không thể về quê ăn Tết, trong tim vẫn luôn mang theo hương vị quê nhà.

Nhìn các con tôi giờ đã lớn vẫn luôn háo hức mỗi dịp Tết đến xuân về, tôi hiểu mình đã phần nào truyền được tình yêu với những giá trị truyền thống cho con. Có lẽ đó mới là điều quan trọng nhất của Tết – những giá trị tinh thần được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Tết là nơi trái tim tìm về, dù ta ở bất cứ đâu.

Trần Thị Phương Thảo


Nguồn tin: https://vnexpress.net/da-tung-so-tet-4842993.html

Share This Article
Email Copy Link Print
Previous Article Thị trường hàng hoá ‘tăng nhiệt’ từ mùng 3 Tết
Next Article Ngọc Thúy chụp ảnh thời trang sau 15 năm giải nghệ

Nhịp sống trẻ mỗi ngày!

Cùng cập nhật những tin tức nóng hổi, đa dạng về kinh tế, xã hội, văn hóa và giải trí. Đón nhận nhịp sống trẻ, năng động, và sáng tạo mỗi ngày.
FacebookLike
XFollow
PinterestPin
InstagramFollow
YoutubeSubscribe
TiktokFollow
- Advertisement -
Ad image

Đang được quan tâm

Từng đổ 200m³ đá hộc nhưng đều biến mất sau một đêm, không thể xác định đáy hố sâu bao nhiêu

Theo thông tin từ báo Vietnamnet, ghi nhận tại hiện trường nơi nghi có người…

By Cafe Bệt

Phát triển hạ tầng tạo lực đẩy cho thu hút đầu tư công nghiệp tại Tây Ninh

Theo Đề án phát triển khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2021 –…

By Cafe Bệt

Tinh thần thép làm nên thành công

Nếu nhất định cần chọn một cuốn sách khởi nghiệp để đọc, chắc chắn bạn…

By Cafe Bệt

Tin liên quan

Góc Nhìn

'Cải cách' người lớn

By VnExpress
Góc Nhìn

Chưa sõi tiếng Việt đã nhồi tiếng Anh

By VnExpress
Góc Nhìn

Học tiếng Anh, lơ là tiếng Việt

By VnExpress
Góc Nhìn

Đô thị thông minh và đáng sống

By VnExpress
Go to mobile version
Welcome Back!

Sign in to your account

Username or Email Address
Password

Lost your password?