Cafe Bệt

Nhịp sống trẻ mỗi ngày

Font ResizerAa
  • Thời Sự
  • Đời Sống
    • Góc Nhìn
  • Nhịp Sống Trẻ
    • Cơ Hội
    • Sự Kiện
    • Giải Trí
    • Cuộc Thi
  • Kiến Thức
    • Tài Chính
  • Kỹ Năng Sống
    • Sống Đẹp
  • Tuyển Dụng
  • Doanh Nghiệp
  • Công Nghệ
  • Thể Thao
Font ResizerAa
Cafe BệtCafe Bệt
Search
  • Thời Sự
  • Đời Sống
    • Góc Nhìn
  • Nhịp Sống Trẻ
    • Cơ Hội
    • Sự Kiện
    • Giải Trí
    • Cuộc Thi
  • Kiến Thức
    • Tài Chính
  • Kỹ Năng Sống
    • Sống Đẹp
  • Tuyển Dụng
  • Doanh Nghiệp
  • Công Nghệ
  • Thể Thao
Have an existing account? Sign In
Follow US
© 2022 Foxiz News Network. Ruby Design Company. All Rights Reserved.
Cafe Bệt > Blog > Giải Trí > Người Nổi Tiếng > Nỗi đau chiến tranh trong ‘Đường hẹp lên miền Bắc thẳm’
Người Nổi Tiếng

Nỗi đau chiến tranh trong ‘Đường hẹp lên miền Bắc thẳm’

Last updated: 09/05/2025 1:55 pm
Cafe Bệt
Share
SHARE

Tác phẩm “Đường hẹp lên miền Bắc thẳm” kể về bi kịch trong công cuộc xây dựng tuyến đường sắt Thái Lan – Myanmar của Đế quốc Nhật.

Tiểu thuyết thắng giải Man Booker 2014 và được đạo diễn người Australia Justin Kurzel chuyển thể thành series phim, khởi chiếu ngày 18/4.

Nỗi đau chiến tranh trong 'Đường hẹp lên miền Bắc thẳm'

Nỗi đau chiến tranh trong ‘Đường hẹp lên miền Bắc thẳm’

Trailer phim “Đường hẹp lên miền Bắc thẳm”. Video: Prime Video

Tác phẩm tái hiện quá trình xây dựng đường sắt tử thần dài hơn 415 km từ Thái Lan tới Myanmar, nhằm cung cấp người, lương thực và vũ khí cho cuộc chiến của quân đội Nhật tại Ấn Độ trong Thế chiến II. Công cuộc ấy buộc tù nhân chiến tranh lao động khổ sai, hàng chục nghìn người trong số họ đã phải bỏ mạng.

Trong ký ức của tác giả Richard Flanagan, những câu chuyện về chiến tranh hay hình ảnh chiếc bảng gỗ khắc tên những người bạn đã chết của cha – một tù nhân trở về từ đường sắt tử thần – luôn ám ảnh ông. Đó cũng là nguồn cảm hứng thôi thúc nhà văn viết tác phẩm.

Nhân vật chính trong tiểu thuyết là bác sĩ phẫu thuật người Australia Dorrigo Evans, người từng tham chiến theo phe Đồng minh, chiến đấu cho Anh tại Bắc Phi trước khi đến khu vực Thái Bình Dương. Trực tiếp chứng kiến quá trình xây dựng đường sắt, Dorrigo có những suy tư về chiến tranh, vấn đề nhân tính trong thời kỳ lịch sử biến động. Thủ pháp đồng hiện giúp tác giả đi sâu vào khám phá tâm lý phức tạp của nhân vật.

Tác giả khắc họa bi kịch của những nạn nhân buộc phải tham chiến. Đó là sự tra tấn thể xác như cái chân hoại tử của Jack Rainbow, cái chết của Gardiner Đen. Đó là sự đày đọa về tinh thần khi các nhân vật thường xuyên phải đối diện tình huống “tiến thoái lưỡng nan” về đạo đức, nhân tính. Dorrigo dằn vặt bản thân khi không cứu được bệnh nhân khỏi bàn tay thần chết, căng thẳng khi mặc cả với viên sĩ quan Nakamura để giảm số lượng tù nhân làm việc, ám ảnh bởi những chấn thương tinh thần hậu chiến.

Hay những tù nhân chật vật giữ lấy tư cách làm người. Họ cố ghìm bản thân không ngấu nghiến như những con thú khi nhìn thấy thức ăn, cố gắng đi vệ sinh đúng chỗ dù tình trạng cơ thể không cho phép. Dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt, họ không bỏ rơi nhau, bởi “từ bỏ một người cũng là từ bỏ chính mình”.

Bìa sách Đường hẹp lên miền Bắc thẳm. Ảnh: Nhã Nam

Bìa sách “Đường hẹp lên miền Bắc thẳm”. Ảnh: Nhã Nam

Richard Flanagan còn sử dụng thơ haiku, vừa để khai thác vẻ đẹp tâm hồn người Nhật, vừa châm biếm sự mâu thuẫn trong tâm lý kẻ gây ra tội ác: Ra tay với tù nhân rồi tự trấn an mình bằng vỏ bọc tính thiện của thơ. Tướng Nakamura thường nhẫn tâm với các tù nhân nhưng khi lắng nghe bài thơ “Giữa kinh đô/ lại nhớ về kinh đô/ khi bên tai, tiếng chim cu” lại nhận mình có rung cảm với cái đẹp. Ông muốn “đưa vẻ tuyệt mỹ và minh triết của Basho truyền bá cho toàn thế giới”. Theo học giả Patrick R. Sullivan (Gettysburg College), “vẻ đẹp và chiều sâu của văn hóa Nhật Bản ở đây đối lập với hành động tàn bạo của họ trong trại tù binh chiến tranh”.

Tên tiểu thuyết dựa theo tên tác phẩm nổi tiếng của tác giả Basho – Oku no Hosomichi (Con đường hẹp vào chiều sâu tâm thức, Nguyễn Nam Trân dịch). Tuy nhiên, con đường mà Basho đi là con đường của cái đẹp, của tinh thần samurai đúng đắn, của những vần thơ haiku đậm tính thiền, khác với niềm tin cực đoan gây ra bi kịch trong Đường hẹp lên miền Bắc thẳm.

Nhà văn Richard Flanagan. Ảnh: The Australian

Nhà văn Richard Flanagan. Ảnh: The Australian

Tác phẩm nhận những lời khen từ giới chuyên môn. Theo A.C. Grayling, Chủ tịch Hội đồng Giám khảo giải Man Booker 2014: “Giải thưởng luôn được trao cho những cuốn sách rất hay, nhưng năm nay nó đã thuộc về một kiệt tác”.

Richard Miller Flanagan, 64 tuổi, là một trong những tiểu thuyết gia hàng đầu Australia với các tác phẩm: Death of a River Guide, The Sound of One Hand Clapping, Gould’s Book of Fish: A Novel in Twelve Fish, The Unknown Terrorist, Wanting.

Đường hẹp lên miền Bắc thẳm là cuốn gây tiếng vang lớn nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông. Tại Việt Nam, tiểu thuyết được Nguyễn An Lý dịch, Nhà xuất bản Văn học, Công ty Nhã Nam phát hành năm 2023.

Khánh Linh


Nguồn tin: https://vnexpress.net/noi-dau-chien-tranh-trong-duong-hep-len-mien-bac-tham-4867204.html

Share This Article
Email Copy Link Print
Previous Article Trận MMA bị hủy vì võ sĩ Việt Nam thừa hơn 10 kg
Next Article Chuẩn bị khởi công đường băng thứ 2 sân bay Long Thành

Nhịp sống trẻ mỗi ngày!

Cùng cập nhật những tin tức nóng hổi, đa dạng về kinh tế, xã hội, văn hóa và giải trí. Đón nhận nhịp sống trẻ, năng động, và sáng tạo mỗi ngày.
FacebookLike
XFollow
PinterestPin
InstagramFollow
YoutubeSubscribe
TiktokFollow
- Advertisement -
Ad image

Đang được quan tâm

Tinh thần thép làm nên thành công

Nếu nhất định cần chọn một cuốn sách khởi nghiệp để đọc, chắc chắn bạn…

By Cafe Bệt

Trung Nguyên E-Coffee tiếp tục phát triển mạnh mẽ tại Mỹ

Tiếp nối dấu ấn tại bang California, Mỹ vào tháng 2/2025, ngày 7/6/2025, Trung Nguyên…

By Cafe Bệt

Ronaldo từ chối cơ hội dự FIFA Club World Cup

HLV Marcelo Gallardo cho biết ông đã mời Cristiano Ronaldo gia nhập CLB Argentina River…

By Cafe Bệt

Tin liên quan

Người Nổi Tiếng

Hy Lạp trong mắt nữ tác giả gốc Việt

By Cafe Bệt
Người Nổi Tiếng

Tài tử đóng Trương Tam Phong 'Ỷ Thiên Đồ Long Ký' qua đời

By Cafe Bệt
Người Nổi Tiếng

Tranh siêu thực về tình mẫu tử

By Cafe Bệt
Người Nổi Tiếng

Scarlett Johansson: Hollywood đã thay đổi

By Cafe Bệt
Go to mobile version
Welcome Back!

Sign in to your account

Username or Email Address
Password

Lost your password?