Hẳn rằng ai cũng mong bản thân và người lớn trong nhà sống thọ để tận hưởng những điều tốt đẹp trong cuộc đời, và muốn bày tỏ những lời chúc tốt đẹp và chúc phúc bằng cách tổ chức bữa tiệc sinh nhật và các hoạt động khác.
Thế nhưng “tổ chức tiệc mừng thọ không nên tùy tiện, 3 giới hạn không được phá bỏ, nhờ đó nửa đời sau mới phúc khí tràn đầy”.
1. Chưa qua tuổi 60, không mừng thọ
Người ta thường nói, 60 tuổi là ngưỡng bước vào giai đoạn tuổi già.
Những người ở giai đoạn này ít nhiều cũng đã trải qua thăng trầm, sóng gió trong cuộc sống, đồng thời tích lũy kinh nghiệm và trí tuệ phong phú. Họ có thể hướng dẫn và hỗ trợ nhiều hơn cho gia đình và các thế hệ tương lai, mở đường cho sự trưởng thành và phát triển của lứa sau.
Câu này cũng nhắc nhở chúng ta không chỉ quan tâm đến việc tích lũy của cải vật chất mà còn có sự kế thừa tinh thần. Chỉ bằng cách kế thừa lối sống lành mạnh, ý chí kiên cường và thái độ tinh thần lạc quan ở các thế hệ tương lai, phước lành của gia đình mới có thể được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Hơn nữa, trong văn hóa truyền thống của nhiều nước Á Đông, 60 được xem là một độ tuổi quan trọng. Do đó người ta mới có câu: “30 tuổi đã đi hết nửa đời người”. Bởi vì ở thời xưa, tuổi thọ trung bình của con người chỉ khoảng 50-60 tuổi, ngưỡng 60 tượng trưng cho việc một người đã đi gần hết cuộc đời, cũng là cột mốc đánh dấu cho trí tuệ và kinh nghiệm sống của họ. Vì vậy, chỉ khi người qua 60 tuổi mới nên tổ chức tiệc mừng thọ.
2. Còn cha còn mẹ, không mừng thọ
Trong văn hóa truyền thống, trường thọ luôn được coi là một loại phước lành và hạnh phúc. Người ta thường tin rằng trường thọ không chỉ tượng trưng cho sức khỏe, mà còn tượng trưng cho sự thịnh vượng của gia đình và hạnh phúc của các thế hệ tương lai.
“Còn cha còn mẹ, không mừng thọ” nghĩa là khi mừng thọ cần phải quan tâm đến gia đình, người thân của chủ bữa tiệc. Từ nhỏ chúng ta đã được dạy, kính trọng cha mẹ là một yêu cầu đạo đức và luân lý cơ bản. Vì vậy, nếu cha mẹ còn sống thì cho dù người này có qua 60 tuổi cũng không nên mừng thọ, có tổ chức thì phải là tiệc đại thọ của bậc trưởng bối như cha mẹ…
Tiệc mừng thọ, ở một góc độ nào đó, là tượng trưng cho sự tri ân dành cho bậc trưởng bối và gần như là người tuổi cao nhất trong gia đình. Nếu cố chấp mừng thọ khi cha mẹ còn sống, cũng được hiểu là một sự thiếu tôn trọng, thậm chí là bất hiếu.
3. Qua ngưỡng 90, không mừng thọ
Từ xa xưa đã rất coi trọng lòng hiếu thảo, tổ chức sinh nhật cho người lớn tuổi cũng là một cách báo hiếu, mục đích là để người già vui vẻ, chúc họ sống lâu khỏe mạnh. Thế nhưng tiệc mừng thọ không phải lúc nào cũng đi theo ý nghĩa chân chính của nó.
“Qua ngưỡng 90, không mừng thọ”, ở đây không có nghĩa là bỏ qua này sinh nhật của các bậc trưởng bối trong nhà, “thấy họ gần đất xa trời mà nhắm mắt làm ngơ”, mà chính là phải suy xét hình thức và quy mô của bữa tiệc.
Hơn 90 tuổi, người già mong manh như chiếc lá trước gió, ít ai khỏe mạnh minh mẫn như thời trẻ. Do đó, không phải người già nào ở độ tuổi này cũng thích tiệc tùng rình rang, đôi khi chỉ cần sự sum họp của con cháu, quây quần bên mâm cơm đơn giản cũng vui vẻ muôn phần.
Lắm lúc sự ồn ào quá trớn, những hoạt động nhiệt huyết còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của các cụ ở tuổi yếu ớt này. Do đó, bữa tiệc vừa phải ấm cúng mới là quan trọng nhất.
Thời điểm này, nhìn thấy cháu con sống đủ đầy đã là phúc phần to lớn đối với họ. Hãy mừng thọ theo sở thích của ông bà, phù hợp với gia cảnh và điều kiện kinh tế. Hẳn rằng ít người già nào lại muốn con cháu gắng gượng phung phí vì mình.
Đương nhiên, 3 điều “kiêng kỵ” trên chỉ mang tính chiêm nghiệm, tương đối, không phải là nguyên tắc bắt buộc làm theo.
Nguồn: Sohu