Cafe Bệt

Nhịp sống trẻ mỗi ngày

Font ResizerAa
  • Thời Sự
  • Đời Sống
    • Góc Nhìn
  • Nhịp Sống Trẻ
    • Cơ Hội
    • Sự Kiện
    • Giải Trí
    • Cuộc Thi
  • Kiến Thức
    • Tài Chính
  • Kỹ Năng Sống
    • Sống Đẹp
  • Tuyển Dụng
  • Doanh Nghiệp
  • Công Nghệ
  • Thể Thao
Font ResizerAa
Cafe BệtCafe Bệt
Search
  • Thời Sự
  • Đời Sống
    • Góc Nhìn
  • Nhịp Sống Trẻ
    • Cơ Hội
    • Sự Kiện
    • Giải Trí
    • Cuộc Thi
  • Kiến Thức
    • Tài Chính
  • Kỹ Năng Sống
    • Sống Đẹp
  • Tuyển Dụng
  • Doanh Nghiệp
  • Công Nghệ
  • Thể Thao
Have an existing account? Sign In
Follow US
© 2022 Foxiz News Network. Ruby Design Company. All Rights Reserved.
Cafe Bệt > Blog > Đời Sống > Trí tuệ lẫy lừng từng khiến nước láng giềng choáng ngợp
Đời Sống

Trí tuệ lẫy lừng từng khiến nước láng giềng choáng ngợp

Last updated: 14/08/2024 12:34 pm
Cafe Bệt
Share
SHARE

Vị Trạng nguyên trẻ tuổi nhất lịch sử khoa cử

Nguyễn Hiền, quê ở Dương A, huyện Thượng Nguyên, phủ Thiên Trường, nay là huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, từ nhỏ đã nổi tiếng là người thông minh và ham học. Ông được dân làng yêu quý nhờ khả năng đọc viết thành thạo từ khi còn rất nhỏ. Theo truyền thuyết, khi mới 10 tuổi, gia đình gửi ông theo học ở chùa. Tại đây, ông đã nhanh chóng đọc hết 10 trang giấy thầy dạy chỉ trong một thời gian ngắn, giống như người đã được học từ lâu.

Khi Nguyễn Hiền 11 tuổi, danh tiếng của ông đã lan truyền đến kinh đô, và ông được người đương thời gọi là thần đồng. Cùng năm đó, ông tham gia kỳ thi Hương và giành vị trí đỗ đầu (Giải nguyên). Năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 16 (tức năm Tân Mùi theo âm lịch), vua Trần Thái Tông, với mong muốn tìm kiếm và trọng dụng nhân tài, đã tổ chức một kỳ thi lớn. Nguyễn Hiền, khi ấy mới 13 tuổi, đã lên kinh đô dự thi và xuất sắc đỗ Trạng nguyên.

Nhân vật huyền thoại trong sử Việt, được Vua truy phong

Tuy nhiên, theo ghi chép trong “Đại Việt sử ký toàn thư”, sự kiện này được tỏ rằng: Vì Nguyễn Hiền còn quá trẻ và chưa nắm vững các phép tắc lễ nghĩa, nên dù đạt vị trí cao nhất, ông chưa được vua ban mũ áo quan mà chỉ được hộ tống về quê để tiếp tục học tập thêm.

Nhiều lần khiến sứ thần nước láng giềng thất kinh, vua lập tức mời vào triều làm quan

Trong một lần sứ giả nhà Nguyên đến Đại Việt, họ đã đưa ra một thử thách hóc búa nhằm thách thức trí tuệ quân dân: Hãy xâu một sợi chỉ mảnh qua ruột của một con ốc xoắn. Vua Trần Thái Tông đã truyền lệnh cho các quan thử sức, nhưng không ai có thể thực hiện được. Một vị quan đã đề xuất thử tìm hỏi thần đồng Trạng nguyên Nguyễn Hiền xem sao, vua bèn đồng ý.

Viên quan được cử đi tìm gặp Trạng nguyên về đến xã Dương A và tình cờ gặp một nhóm trẻ chăn trâu đang chơi ở đầu làng. Trong nhóm, một cậu bé khôi ngô đang hướng dẫn bạn bè đắp hình một con voi bằng đất, các bộ phận của con voi có thể cử động như thật. Quan nhận ra đây chính là Trạng Hiền và quyết định thử tài cậu bằng cách ra một vế đối chiết tự bằng chữ Hán, lại mang phần sắc thái của người trên hỏi kẻ dưới: “Tự là chữ, cất giằng đầu, tử là con, con ai con ấy?”

Cậu bé không ngần ngại đáp lại: “Vu là chưng, bò ngang lưng, đinh là đứa, đứa nào đứa này”. Vế đối của cậu không chỉ hoàn chỉnh mà còn thể hiện một chút phản nghịch, thể hiện thái độ đáp trả. Điều này đã khiến viên quan nhận ra đây chính là Trạng nguyên Nguyễn Hiền.

Sau đó, viên quan truyền lại lệnh vua mời Trạng về kinh. Tuy nhiên, Nguyễn Hiền từ chối, viện lý do rằng lần trước vua buộc ông về quê do chưa đủ lễ nghĩa, nay lại mời về cũng không giữ đúng lễ nghi. Trước tình thế khó xử, viên quan đành kể lại câu đố của sứ giả nhà Nguyên. Nghe xong, Trạng Hiền chỉ cười, quay lại chơi với nhóm trẻ. Khi viên quan thất vọng chuẩn bị ra về, ônglại nghe được bọn trẻ hát vang một bài đồng dao: “Tích tịch tang, tích lịch tang!/ Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng/ Bên thì lấy giấy mà bưng/ Bên thì bôi mỡ kiến mừng kiến sang.”

Viên quan lẩm nhẩm vài lần thì hiểu ý, lập tức trở về kinh báo tin mừng. Nhờ bài hát này, sứ giả nhà Nguyên phải tâm phục khẩu phục trước trí tuệ của người Đại Việt.

Sau đó, vua Trần Thái Tông quyết định mời Nguyễn Hiền về triều để giúp nước. Khi về đến kinh đô, sứ giả Nguyên tiếp tục thử thách Trạng Hiền với vế đối: “Lưỡng Nhật bình đầu Nhật/ Tứ Sơn điên đảo Sơn; Nhị vương tranh nhất quốc/ Tứ khẩu tung hoành gian.”

Nguyễn Hiền đáp ngay: “Đó là chữ điền (田)”, khiến sứ giả phải thán phục.

Nhân vật huyền thoại trong sử Việt, được Vua truy phong

Vua Trần Thái Tông sau đó phong ông làm Công bộ Thượng thư. Một thời gian sau, triều đình nhà Nguyên lại gửi một thông điệp với hai chữ “Thanh thủy”. Vua Trần chưa hiểu ý nghĩa, nhưng Nguyễn Hiền nhanh chóng giải thích rằng đó là chỉ tháng 12, thời điểm xuất quân. Nhờ sự thông minh và tài trí của Nguyễn Hiền, vua Trần đã kịp thời đối phó với mưu đồ của triều đình phương Bắc.

Mất sớm gây tiếc thương, được Vua đích thân truy phong

Trong những năm tháng làm quan tại triều đình, Trạng nguyên Nguyễn Hiền đã có nhiều kế sách quan trọng giúp vua giữ nước và phát triển đất nước. Năm Ất Hợi, khi quân Chiêm Thành xâm lược, vua Trần vô cùng lo lắng và giao trọng trách bảo vệ đất nước cho Nguyễn Hiền.

Chỉ trong một thời gian ngắn, dưới sự lãnh đạo của ông, quân giặc đã bị đánh bại hoàn toàn. Sau chiến thắng, Nguyễn Hiền đã tổ chức tiệc khao quân tại Vũ Minh Sơn và báo cáo chiến công lên vua. Vua Trần, hết sức vui mừng, đã phong ông chức “Đệ nhất hiển quý quan” để ghi nhận công lao.

Với tầm nhìn xa, Nguyễn Hiền không chỉ tập trung vào quân sự mà còn chú trọng phát triển nông nghiệp. Ông đã cho đắp đê quai vạc sông Hồng, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ mùa màng và nâng cao sản lượng nông nghiệp. Đồng thời, ông cũng mở mang võ đường, rèn quân luyện sĩ, củng cố lực lượng quốc phòng.

Tuy nhiên, ngày 14 tháng 8 năm Bính Tý, khi mới 21 tuổi, Nguyễn Hiền lâm bệnh nặng và qua đời. Vua Trần, thương tiếc trước sự ra đi của một nhân tài, đã truy phong ông là “Đại vương thành hoàng”. Ông cũng được lập đền thờ ở nhiều nơi trên khắp đất nước.

Nhân vật huyền thoại trong sử Việt, được Vua truy phong

Đền thờ Trạng nguyên Nguyễn Hiền ở Nam Định. Ảnh: Cổng TTĐT Nam Định

Hiện nay, đền thờ Trạng nguyên Nguyễn Hiền ở quê hương ông, thôn Dương A (Nam Thắng, Nam Trực, Nam Định) vẫn còn lưu giữ nhiều hiện vật quý như bài vị, sắc phong, câu đối, đại tự, và đặc biệt là cuốn Ngọc phả ghi lại chi tiết sự nghiệp của vị Trạng nguyên trẻ tuổi và tài năng này.

(Tổng hợp)


Nguồn tin: https://cafef.vn/nhan-vat-huyen-thoai-trong-su-viet-duoc-vua-truy-phong-dai-vuong-thanh-hoang-tri-tue-lay-lung-tung-khien-nuoc-lang-gieng-choang-ngop-188240814114319552.chn

Share This Article
Email Copy Link Print
Previous Article Jamais vu là gì? Tại sao chúng ta phải cảnh giác với nó?
Next Article ‘Cần phương án cứu nạn cho tầng cao chung cư’

Nhịp sống trẻ mỗi ngày!

Cùng cập nhật những tin tức nóng hổi, đa dạng về kinh tế, xã hội, văn hóa và giải trí. Đón nhận nhịp sống trẻ, năng động, và sáng tạo mỗi ngày.
FacebookLike
XFollow
PinterestPin
InstagramFollow
YoutubeSubscribe
TiktokFollow
- Advertisement -
Ad image

Đang được quan tâm

Phát triển hạ tầng tạo lực đẩy cho thu hút đầu tư công nghiệp tại Tây Ninh

Theo Đề án phát triển khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2021 –…

By Cafe Bệt

Từng đổ 200m³ đá hộc nhưng đều biến mất sau một đêm, không thể xác định đáy hố sâu bao nhiêu

Theo thông tin từ báo Vietnamnet, ghi nhận tại hiện trường nơi nghi có người…

By Cafe Bệt

Tinh thần thép làm nên thành công

Nếu nhất định cần chọn một cuốn sách khởi nghiệp để đọc, chắc chắn bạn…

By Cafe Bệt

Tin liên quan

Đời Sống

4 ngành tưởng dễ ăn vì “hot”, học rồi mới biết chẳng dễ sống

By Cafe Bệt
Đời Sống

12 loại nước quen thuộc là “thuốc bổ tim”, giảm cholesterol xấu và bảo vệ sức khỏe tim mạch

By Cafe Bệt
Đời Sống

Triệt phá 8 ổ sản xuất nước uống đóng chai giả, bắt giữ 21 người, tịch thu tang vật tổng giá trị hơn 36 tỷ đồng

By Cafe Bệt
Đời Sống

Bị ép chuyển tiền mới cho đón dâu, chú rể làm điều không ngờ khiến nhà gái “đứng hình”

By Cafe Bệt
Go to mobile version
Welcome Back!

Sign in to your account

Username or Email Address
Password

Lost your password?