Tính cạnh tranh của thị trường tuyển dụng đang ngày càng gia tăng. Để lựa chọn được những ứng viên sáng giá, nhiều công ty đưa ra những yêu cầu khắt khe nhằm tìm được những ứng viên tốt nhất. Bởi vậy, cơ chế tuyển dụng trong doanh nghiệp cũng ngày càng đa dạng hơn. Ngoài các câu hỏi về trình độ học vấn, kinh nghiệm hay mức lương mong muốn, không ít những nhà tuyển dụng đưa ra những đề bài không liên quan đến chuyên môn nhưng lại có khả năng đánh giá phản ứng của ứng viên. Câu hỏi khó dưới đây là một ví dụ điển hình.
Sau khi tốt nghiệp ĐH Bắc Kinh, Vương Cường (Chiết Giang, Trung Quốc) từ chối lời mời trở thành giảng viên của trường. Anh quyết định xin việc ở ngoài với mong muốn có được mức lương cao hơn khi làm giảng viên.
Giống như mọi người, anh tìm kiếm công việc yêu thích trên các diễn đàn việc làm và nộp CV. Sở hữu thành tích học tập tốt lại có nhiều kinh nghiệm làm thêm, anh được mời phỏng vấn tại một công ty truyền thông hàng đầu.
Trải qua nhiều vòng đánh giá năng lực, anh cùng 2 ứng viên khác xuất sắc lọt vào vòng phỏng vấn trực tiếp với ban lãnh đạo công ty.
Sau khi xem xét hồ sơ và hỏi một số câu liên quan đến kinh nghiệm và công việc, ban lãnh đạo nhận thấy cả 3 người đều có năng lực tốt. Tuy nhiên vị trí này chỉ cần tuyển một người nên chắc chắn ứng viên có phần thể hiện tốt nhất trong buổi phỏng vấn này sẽ là người được chọn.
Để đánh giá được khả năng phản ứng của ứng viên, nhà tuyển dụng đã đưa ra câu hỏi cuối cùng: “Số lớn nhất được tạo bởi 5 chữ số 1 là bao nhiêu?”
Ngay khi câu hỏi được đưa ra, cả 3 ứng viên đều cảm thấy hoang mang không hiểu chủ đề có liên quan gì đến chuyên môn hay đem lại lợi ích gì cho công việc sau này. Tuy nhiên vì đây là câu hỏi phỏng vấn cuối cùng nên dù cảm thấy vô cùng khó hiểu thì Vương Cường với 2 ứng viên còn lại đều cố gắng suy nghĩ để có được câu trả lời thông minh nhất.
Sau 1 phút suy nghĩ, ứng viên đầu tiên dõng dạc đáp: “Tôi không nghĩ đây là một câu hỏi khó. Vì thế số lớn nhất được tạo bởi 5 chữ số 1 chỉ có thể là số 11111”.
Nhà tuyển dụng nghe xong chỉ lắc đầu, sau đó ra tín hiệu cho ứng viên tiếp theo trả lời. Ứng viên thứ 2 tỏ ra rất run, cô ấp úng đáp: “Xin lỗi tôi đã cố gắng suy nghĩ nhưng cũng chỉ có đáp án như người đầu tiên”.
Dù trông cô khá tội nghiệp nhưng người phỏng vấn không hề mềm lòng, anh xua tay và gọi Vương Cường tiếp tục trả lời.
Trong 2 phút suy nghĩ, anh đánh giá câu hỏi này không thể nào có một đáp án đơn giản chỉ là 11111 như 2 ứng viên trước đó trả lời. Bước ra khỏi tư duy thông thường, Vương Cường đáp: “Số lớn nhất được tạo bởi 5 chữ số 1 chỉ có thể là 11 mũ 111”.
Không cần phải suy nghĩ quá nhiều ai cũng biết Vương Cường đã thành công nhận việc. Người phỏng vấn cũng giải thích lý do vì sao ứng viên thứ nhất và thứ hai bị loại, chỉ duy nhất Vương Cường được chọn. Theo đó, câu trả lời của ứng viên thứ nhất và thứ hai phù hợp với suy nghĩ của người bình thường. Tuy nhiên trong ngành truyền thông đòi hỏi yếu tố sáng tạo ở các ứng viên.
Theo phân tích của nhà tuyển dụng này, đôi khi có một số trường hợp, bạn cần có cách tiếp cận vấn đề và hướng giải quyết mới thay vì mãi đi vào lối mòn. Ngoài ra người này cũng dành lời khuyên cho các ứng viên có thể ứng tuyển thành công khi gặp phải những câu hỏi “lắt léo” tương tự.
Điều đầu tiên là phải cẩn trọng và chú ý đến từng lời người phỏng vấn nói. Bởi có thể buổi phỏng vấn là cơ hội duy nhất và cuối cùng để bạn ứng tuyển vào doanh nghiệp này. Vậy nên việc cẩn thận trong hành động, suy nghĩ thể hiện bạn là người vô cùng trân trọng cơ hội của mình.
Điều thứ 2 là hãy thoát khỏi suy nghĩ coi mọi thứ là điều hiển nhiên. Các ứng viên trả lời sai cũng là bởi họ bị kinh nghiệm trong quá khứ đánh lừa. Vậy nên càng dễ “sập bẫy” của người phỏng vấn. Ngoài việc vận dụng trải nghiệm của bản thân, hãy nghĩ đến việc giải quyết vấn đề mới mẻ, sáng tạo để bản thân khác biệt so với các đối thủ khác.
Thêm nữa, với những câu hỏi lập dị này, điều mà nhà tuyển dụng muốn hướng đến là xem cách phản ứng của bạn với những tình huống không dự tính trước. Bằng cách này, họ hy vọng sẽ thấy được tính cách và con người của bạn.
Không như các câu hỏi phỏng vấn khác, bạn sẽ không có được một câu trả lời chính xác 100% với những tình huống hóc búa này. Vì vậy bạn đừng ngại ngần suy nghĩ theo cách đặc biệt.
Do đây là những câu hỏi để dự đoán tính cách và giá trị của ứng viên nên hãy thành thật với chính mình khi trả lời.