Friday, 9 May 2025
Subscribe
Cafe Bệt
  • 🔥
  • Doanh Nghiệp
  • Công Nghệ
  • Thể Thao
  • Thời Sự
  • Người Nổi Tiếng
  • Đời Sống
  • Sức Khỏe
  • Tài Chính
  • Bất Động Sản
  • Xe
Font ResizerAa
Cafe BệtCafe Bệt
Search
Have an existing account? Sign In
Follow US
© 2022 Foxiz News Network. Ruby Design Company. All Rights Reserved.
Cafe Bệt > Blog > Đời Sống > Rửa bát kiểu này thì xin lỗi, coi chừng vi khuẩn “cắm rễ” cả đời trong bếp nhà bạn!
Đời Sống

Rửa bát kiểu này thì xin lỗi, coi chừng vi khuẩn “cắm rễ” cả đời trong bếp nhà bạn!

Last updated: 07/05/2025 11:19 am
Cafe Bệt
Share
SHARE

Rửa bát là việc tưởng chừng đơn giản nhất trong căn bếp, nhưng ít ai ngờ rằng, chỉ cần chủ quan trong vài thao tác nhỏ cũng đủ khiến bát đũa không sạch như tưởng tượng, thậm chí còn tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe.

Dưới đây là 4 sai lầm điển hình mà nhiều người vẫn vô tư lặp đi lặp lại mỗi ngày. Cùng kiểm tra xem bạn có đang mắc phải không!

1. Rửa bát 100% bằng nước lạnh

Nước lạnh có thể đủ dùng với những chén đĩa ít dầu mỡ, nhưng nếu bạn dùng hoàn toàn nước lạnh để rửa bát – đặc biệt sau những bữa ăn có nhiều món chiên xào, thì đây lại là một sai lầm.

Vì sao lại thế? Lý do rất đơn giản, bởi vì nước lạnh không đủ nhiệt để làm tan lớp dầu mỡ bám trên bát đĩa. Hậu quả là dầu mỡ không được rửa trôi hoàn toàn, tạo nên lớp màng nhờn khó thấy bằng mắt thường. Điều này không chỉ khiến bát đũa không sạch hẳn, mà còn là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển – những “kẻ thù âm thầm” ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sức khỏe lâu dài.

Rửa bát kiểu này thì xin lỗi, coi chừng vi khuẩn "cắm rễ" cả đời trong bếp nhà bạn!- Ảnh 1.

Gợi ý giải pháp:

– Với bát đĩa nhiều dầu, nên dùng nước ấm khoảng 40-50°C để đảm bảo hiệu quả làm sạch.

– Nếu không có nước nóng trực tiếp, có thể tráng sơ bằng nước sôi hoặc ngâm trước trong nước rửa chén pha loãng trước khi rửa.

2. Không phân loại bát đũa ít bẩn – nhiều bẩn khi rửa

Một trong những lỗi rửa bát “âm thầm nhưng tai hại” đó chính là rửa lung tung không theo thứ tự, dẫn đến việc rửa mãi mà bát vẫn không sạch. Việc không phân biệt những món đồ ít bẩn và những chiếc xoong nồi dính đầy dầu mỡ sẽ khiến vi khuẩn và dầu thừa dễ dàng lây lan từ vật dụng này sang vật dụng khác.

Rửa bát kiểu này thì xin lỗi, coi chừng vi khuẩn "cắm rễ" cả đời trong bếp nhà bạn!- Ảnh 2.

Vậy đâu mới là thứ tự rửa bát đúng cách, bạn có thể tham khảo các bước sau đây:

– Ly, cốc, thìa đũa (ít bẩn)

– Chén bát ăn cơm

– Đĩa, khay

– Nồi, chảo (bẩn nhiều, bám dính nhiều dầu mỡ)

Mẹo nhỏ: Nếu có nhiều đồ cần rửa, bạn có thể chia ra 2 miếng rửa chén – một miếng cho bát đĩa bẩn ít, một miếng cho bát đĩa bẩn nhiều. Cách này vừa tiết kiệm thời gian, vừa tránh lây nhiễm chéo.

3. Đổ thêm nước vào chai nước rửa chén khi sắp hết

Nghe có vẻ vô hại, nhưng hành động tưởng là tiết kiệm này lại khiến việc rửa bát trở nên kém hiệu quả hơn bạn tưởng. Khi đổ thêm nước vào chai, bạn đang vô tình làm loãng các hoạt chất tẩy rửa trong nước rửa bát – dẫn đến khả năng làm sạch giảm đi rõ rệt. Ngoài ra, việc đổ thêm nước còn dễ khiến môi trường trong chai bị nhiễm khuẩn, gây ra mùi hôi, nhớt.

Rửa bát kiểu này thì xin lỗi, coi chừng vi khuẩn "cắm rễ" cả đời trong bếp nhà bạn!- Ảnh 3.

Lời khuyên chân thành gửi đến bạn: Tốt hơn hết là dùng đến gần cạn rồi mua chai mới, tránh để sản phẩm bị nhiễm khuẩn hoặc hư hỏng do bị loãng nước lâu ngày.

4. Không vệ sinh bồn rửa sau khi rửa bát

Bát đĩa sạch rồi, nhưng bạn lại bỏ quên “chiến trường” sau cùng: bồn rửa bát. Nhiều người tưởng rửa bát sạch là xong nhiệm vụ, mà không biết rằng cặn thức ăn, dầu mỡ và nước bẩn đang âm thầm đọng lại ở xung quanh bồn rứa bát. Phải biết rằng, đây là một trong những khu vực vi khuẩn sinh sôi mạnh mẽ bậc nhất trong bếp.

Khi bồn rửa bát không được làm sạch sau mỗi lần sử dụng, vi khuẩn từ đây có thể nhiễm ngược lại vào bát đũa nếu bạn đặt trực tiếp trong bồn khi tráng nước hoặc làm sạch sơ qua.

Rửa bát kiểu này thì xin lỗi, coi chừng vi khuẩn "cắm rễ" cả đời trong bếp nhà bạn!- Ảnh 4.

Để vệ sinh nhanh bồn rửa sau mỗi lần rửa bát, bạn có thể áp dụng cách làm như sau:

– Dội nước nóng để trôi dầu mỡ thừa.

– Dùng miếng cọ riêng (hoặc bàn chải) với nước rửa chén chà quanh bồn.

– Làm sạch rổ lọc rác và định kỳ khử mùi bằng baking soda + giấm trắng.

Việc rửa bát đúng cách không chỉ giúp căn bếp sạch sẽ hơn, mà còn bảo vệ sức khỏe gia đình một cách âm thầm mà hiệu quả. Đừng để những thói quen tưởng chừng “vô hại” như pha nước rửa chén, rửa đồ bẩn trước hay quên chà bồn rửa… làm hỏng cả bữa ăn ngon của gia đình.

Nếu bạn đang lỡ mắc một trong những lỗi trên, hôm nay chính là lúc để “quay đầu là bờ” rồi đó!

Tổng hợp


Nguồn tin: https://cafef.vn/rua-bat-kieu-nay-thi-xin-loi-coi-chung-vi-khuan-cam-re-ca-doi-trong-bep-nha-ban-188250507090926273.chn

Share This Article
X Email Copy Link Print
Previous Article Dự kiến kiểm định khí thải ô tô từ 1/1/2026
Next Article Inzaghi: ‘Rất siêu đẳng mới hạ được Barca’

Nhịp sống trẻ mỗi ngày!

Cùng cập nhật những tin tức nóng hổi, đa dạng về kinh tế, xã hội, văn hóa và giải trí. Đón nhận nhịp sống trẻ, năng động, và sáng tạo mỗi ngày.
FacebookLike
XFollow
PinterestPin
InstagramFollow
YoutubeSubscribe
TiktokFollow
- Advertisement -
Ad image

Đang được quan tâm

‘A Minecraft Movie’ hai tuần dẫn đầu doanh thu phòng vé

"A Minecraft Movie" - chuyển thể trò chơi sinh tồn kinh điển - vượt "Captain…

By Cafe Bệt

Váy áo cảm hứng 'ánh sáng miền nhiệt đới'

NTK Đỗ Long ra bộ sưu tập hè phong cách bay bổng, họa tiết sắc…

By Cafe Bệt

Alcaraz thay đổi tư duy cho mùa đất nện

Sau khi đăng quang ở Monte Carlo Masters, Carlos Alcaraz tiết lộ anh học được…

By Cafe Bệt

Tin liên quan

Đời Sống

“Đã có sự đồng ý của khách hàng”

By Cafe Bệt
Đời Sống

“Đừng đưa con đi du lịch”, chia sẻ của một người mẹ là bác sĩ lúc nửa đêm khiến phụ huynh đồng tình tuyệt đối

By Cafe Bệt
Đời Sống

2 tháng nữa 2 con giáp có quý nhân trợ giúp, đã giàu càng giàu hơn, 1 con giáp lại cần thận trọng

By Cafe Bệt
Đời Sống

Tiến sĩ Việt tại Mỹ tiết lộ sự thật về lòng xe điếu, cảnh báo 3 nguy cơ

By Cafe Bệt
Go to mobile version
Welcome Back!

Sign in to your account

Username or Email Address
Password

Lost your password?