Sinh, lão, bệnh, tử là quá trình mà ai cũng phải trải qua trong đời. Thật ra, tuổi già không đáng sợ, điều thực sự đáng sợ là chúng ta luôn nghĩ cuộc sống sẽ trở nên khó khăn hơn khi già đi. Dẫu biết khó khăn là một hành trang cần thiết trong cuộc sống, nhưng ý nghĩa của sự gian khó trong các giai đoạn cuộc đời lại hoàn toàn khác nhau.
Thời trẻ, khó khăn thử thách là để trải nghiệm và phấn đấu cho một cuộc sống tốt đẹp hơn trong tương lai, nhưng lúc tuổi đã cao mà vẫn phải chịu gian khổ thì đó là sự ảm đạm thực sự của cuộc đời.
Đối với đời người mà nói, 60 tuổi có thể coi là một bước ngoặt, mọi sai lầm trước 60 tuổi đều có cơ hội bắt đầu lại, nhưng sau 60 tuổi mọi thứ sẽ khác. Lúc này, bạn nên thể hiện sự vững vàng và ổn trọng của một người từng trải nên có. Bạn không thể hành động liều lĩnh như trước và phải lên kế hoạch nhiều hơn cho phần còn lại của cuộc đời mình.
Khi đã nếm trải đủ phong vị của cuộc đời, tư duy cũng đã chín chắn hơn, chỉ cần tìm ra tiếng nói trong trái tim của chính mình, bạn có thể suy nghĩ rõ ràng về những gì bạn cần và những con đường bạn nên đi tiếp trong tương lai.
Con người sau 60 tuổi chính là độ tuổi “chín” về mặt tinh thần. Đây cũng là một trong những, giai đoạn quan trọng của một đời bởi những quyết định được đưa ra ở độ tuổi này sẽ thực sự ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống những năm tháng cuối đời của bạn. Vì vậy, chúng ta không nên chỉ biết cho đi hay sống hết mình mà cũng nên từ chối một số điều để cuộc sống nhẹ nhàng hơn. Dưới đây là 3 điều như thế:
Điều đầu tiên: Từ chối phức tạp hoá mọi thứ
Có thể nói, con người thường không hạnh phúc vì luôn nghĩ mọi thứ quá phức tạp. Nhiều trường hợp, rõ ràng chưa có chuyện gì xảy ra, hoặc việc nghĩ nhiều cũng vô ích nhưng bạn vẫn không khỏi nghĩ ngợi, lo lắng thái quá. Điều này thường khiến bản thân và những người xung quanh cảm thấy mệt mỏi.
Kiểu tình huống này rất dễ xuất hiện khi chúng ta già đi. Lúc này, tuổi tác sẽ khiến dễ cảm thấy cô đơn và lo lắng. Bất cứ ai ở trong trạng thái này đều dễ suy nghĩ quá nhiều, phức tạp hóa vấn đề lên rồi lại tự làm bản thân hay người thân phải phiền não. Từ đó dễ gây mâu thuẫn giữa mình và những người xung quanh, khiến mối quan hệ giữa bạn và họ ngày càng xấu đi.
Do đó khi ở tuổi xế chiều, chỉ cần chúng ta sống chậm lại một chút, nghĩ đơn giản đi một chút thì sẽ tránh được những phiền não không đáng có. Từ đó có thể an nhàn sống đến cuối đời.
Điều thứ hai: Từ chối làm hài lòng tất cả mọi người
Suy nghĩ mình luôn phải làm hài lòng tất cả mọi người là là một suy nghĩ “độc hại”, vì để người khác thoải mái, kiểu người này đôi khi còn tự làm hại chính mình. Những người như vậy có vẻ thường rất được yêu quý, nhưng thực ra, họ cũng chính là người dễ bị người khác lợi dụng.
Những người có tính cách nhún nhường, xu nịnh này thường hèn nhát và kém cỏi. Họ sử dụng cách làm hài lòng người khác để nâng cao cảm giác tồn tại và thể hiện giá trị của bản thân. Thế nhưng điều đáng buồn ở những người có kiểu tính cách này là những đóng góp của họ thường không được người khác coi trọng. Vậy nên, sau 60 tuổi, chúng ta nhất định phải biết từ chối làm hài lòng tất cả, nếu không sẽ khiến bản thân, thậm chí gia đình phải chịu khổ cả đời.
Điều thứ ba: Từ chối chi tiêu quá mức
Ngày nay, nhiều người trẻ có khái niệm tiêu dùng trước, thậm chí tiêu dùng vượt quá hạn mức và nghĩ rằng việc tiêu tiền của “ngày mai” cho “hôm nay” là một trải nghiệm rất thú vị. Đôi lúc, điều này còn có thể xem là động lực để họ “cá kiếm” được nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu một người sau tuổi 60 mà vẫn có quan niệm như vậy thì chẳng khác nào đang tự đẩy bản thân và hoàn cảnh thê thảm hơn.
Bởi sau 60 tuổi, chúng ta sẽ phải đối mặt với nhiều thực tế tương đối tàn khốc, chẳng hạn như sức khỏe của bản thân và vợ/chồng dần dần suy giảm, các chi phí y tế phát sinh hoặc cơ hội việc làm bị giảm sút, kéo theo là thu nhập giảm. Trong khi đó, chúng ta hiếm khi có thể tạo ra nguồn thu nhập ở độ tuổi này. Trong những trường hợp này, mọi người đều sẽ chịu áp lực lớn hơn nếu không có tài chính dự phòng.
Do đó, sau tuổi 60, “tiêu dùng trưởng thành” là một khái niệm rất quan trọng. Biết cách chi tiêu hay có một khoản tài chính ổn định sẽ giúp chúng ta sống thoải mái hơn, bớt âu lo hơn. Lúc đó, chúng ta cũng chẳng cần phải sống phụ thuộc vào con cháu mà có thể tự sắp xếp và lo liệu cho cuộc sống của bản thân. Một cuộc sống tự chủ và độc lập bao giờ cũng sẽ thoải mái hơn, giúp chúng ta sống tự tin và vui vẻ hơn.
(Theo 163.com)