Trên diễn đàn Toutiao, Trung Quốc xuất hiện bài đăng kể về câu chuyện của dì Trương khiến nhiều người chú ý. Năm nay dì đã 63 tuổi, sống cùng với con trai đã 8 năm và hết lòng yêu thương, quý trọng con cháu. Tuy nhiên, bài học mà người phụ nữ này nhận được lại vô cùng cay đắng.
Dưới đây là chia sẻ của người phụ nữ này về cuộc sống ở nhà con trai
Lương hưu 20 triệu đồng nhưng 1 lòng 1 dạ vì cháu vì con
Trước khi nghỉ hưu, tôi làm việc ở 1 doanh nghiệp nhà nước. Sau bao năm cố gắng, tôi cũng có cuộc sống ổn định và yên tâm tận hưởng tuổi già bình yên, ấm cúng bên gia đình. Sau khi nghỉ hưu, tôi nhận mức lương hưu 5.000 NDT/tháng (khoảng 16 triệu đồng). Số tiền này tăng lên dần dần, hiện tại đã là 6.000 NDT/tháng (tương đương 20 triệu đồng).
Chồng tôi cũng có lương hưu ngang bằng tôi, vì vậy 2 vợ chồng rất mãn nguyện vì những gì mình đang có. Chúng tôi tin với mức chi tiêu phù hợp, chúng tôi sẽ không phải lo lắng điều gì vì lương hưu không hề thấp.
Những tưởng sẽ sống bình yên, nhưng 8 năm trước, con dâu bỗng gọi cho tôi 1 cuộc điện thoại. Con dâu nói rằng 2 vợ chồng khá bận bịu vì phải trông con nhỏ. Hàng ngày họ đi làm từ sáng tới tối rồi lại chăm sóc con, xong việc cũng tối mịt và rất mệt mỏi. Vì thế con dâu hỏi liệu tôi có thể phụ giúp trông cháu hay không.
2 vợ chồng bàn bạc với nhau xong, tôi quyết định sẽ tới nhà giúp con trai và con dâu. Dù sao cuộc sống của tôi cũng đang nhàn hạ, không phải lo lắng gì, nay giúp đỡ được các con cũng là điều đáng quý.
Nghĩ vậy, tôi để chồng ở nhà 1 mình, tự chăm sóc cho bản thân còn mình thì mang hành lý tới nhà con. Ngày tháng trôi qua rất nhanh, tôi luôn hết lòng vì con vì cháu. Hàng ngày, khi các con đi làm, tôi chăm sóc cháu nội từ ăn uống tới ngủ nghỉ. Con dâu về tới nhà chỉ việc ngồi vào bàn ăn và dọn rửa khi ăn xong.
Khi cháu trai đã lớn hơn 1 chút, tôi ngày ngày cho cháu đi học rồi lại đón về. Tới bữa tối, tôi nấu cơm rồi dọn dẹp cho các con đỡ vất vả. Có lẽ vì sự chu toàn của tôi nên con dâu rất vui vẻ. Mỗi khi gặp tôi con đều đon đả tỏ rõ sự hài lòng.
Phát hiện sự thật đáng buồn, ngay lập tức bỏ về nhà
Thấm thoắt cũng đã 8 năm tôi đến sống nhà con trai, giờ đây cháu nội cũng đã 8 tuổi. Khi ngỏ ý muốn trở về nhà để lo cho chồng, các con lại ra sức ngăn cản tôi. Lúc này chúng lại nói rằng chồng tôi vẫn khỏe mạnh, chưa cần người nào chăm sóc. “Mẹ cứ ở đây với chúng con 1 thời gian nữa, bây giờ chúng con được thăng chức rồi, công việc cũng bận rộn hơn, nếu có mẹ có thể lo được chu toàn việc bếp núc, nhà cửa”.
Nghe vậy, vì thương con nên tôi vẫn cố nán lại 1 thời gian nữa. Trong khoảng thời gian này, tôi chứng kiến các con mua quà bánh biếu ông bà thông gia. Ban đầu tôi cũng không để tâm vì nghĩ các con có hiếu là điều tuyệt vời. Thế nhưng chúng thậm chí còn tổ chức những chuyến du lịch xa xỉ, đưa ông bà thông gia đi cùng để tận hưởng. Trong khi đó, tôi vẫn ở nhà 1 mình, chờ các con về, chồng cũng cô đơn, tự lo mọi việc.
Nhìn lại trong nhiều năm qua, các con chưa 1 lần mua quà tặng 2 vợ chồng tôi. Tôi không hiểu lý do vì sao nhưng thấy lòng mình chùng xuống, tâm trạng ủ dột xâm lấn.
Đỉnh điểm là 1 lần tôi phát hiện cách con dâu đặt tên tôi trong danh bạ điện thoại. Hôm đó điện thoại tôi bị hỏng, tôi mượn điện thoại của con dâu để gọi cho chồng. Chúng tôi trò chuyện gần nửa giờ đồng hồ, sau đó tôi mang trả điện thoại. Tuy nhiên, ngay khi cuộc gọi kết thúc tôi vô tình nhìn thấy lịch sử cuộc gọi của con dâu có số tôi. Thế nhưng, con dâu đã đặt tên cho tôi trong danh bạ là “bảo mẫu Trương” thay vì gọi tôi là mẹ.
Bản thân thực sự sốc khi nhìn dòng chữ trước mắt. Ngay lập tức tôi định thần lại và tức giận ra khỏi nhà con trai. Màn hình điện thoại tôi vẫn để sáng, cái tên “bảo mẫu Trương” vẫn hiện lên ở đó, tôi chắc chắn các con sẽ hiểu lý do tôi rời đi.
Ngậm ngùi ra khỏi nhà con trai giữa lúc trời tối, tôi nhìn lại những gì mình đã trải qua. Vì thương con nên tôi chấp nhận ở nhà dọn dẹp, lo toan đủ thứ cho chúng nhưng chúng không trân trọng. Có lẽ vì tôi luôn lo lắng, chăm sóc chúng vô điều kiện nên chúng nghĩ đó là điều hiển nhiên.
Nhìn chung, khi có tuổi, các bậc phụ huynh nên lo cho bản thân mình trước khi lo cho con cái. Chỉ khi họ sống an nhàn, con cái mới có chỗ dựa tinh thần. Nếu như quá nuông chiều con cái, chúng dễ dựa dẫm và lợi dụng bố mẹ, xem nhẹ tâm huyết, tình cảm của bố mẹ.
Theo Toutiao