Tại ĐHĐCĐ thường niên Xây dựng Hoà Bình (HBC) chiều 27/06, ban lãnh đạo HBC đã chia sẻ định hướng, kế hoạch kinh doanh và lắng nghe ý kiến, đóng góp của cổ đông.
Trong đó, HBC được biết đang tái cấu trúc sau loạt khó khăn. Đặc biệt, trong bối cảnh thị trường xây dựng khó khăn, các bên gồm Hoà Bình, Coteccons, Central Cons và An Phong được biết đã lập Liên minh các nhà thầu Hoa Lư. Trong đó, liên minh dự kiến cùng đấu thầu siêu dự án Long Thành trị giá 35.000 tỷ đồng.
Tham dự Đại hội HBC hôm nay có ông Bolat Duisenov – Chủ tịch HĐQT của Coteccons, ông Trần Quang Tuấn – đại diện Công ty ây dựng Central Cons và đại diện An Phong.
Nói về thị trường, ông Lê Viết Hải cho biết năm 2022 – 2023 có thể nói là thời kỳ khó khăn nhất trong 3,5 thập kỷ của HBC. Riêng 5 năm gần đây là thời gian có nhiều biến cố bất lợi cho xây dựng, đặc biệt là nhà ở, đô thị, du lịch – các lĩnh vực chủ yếu của HBC.
Từ năm 2017, ngành xây dựng Việt Nam đã gặp khó khăn do có ít dự án được cấp phép. Trong khim nguồn lực trong ngành vẫn tăng liên tục. Dẫn đến sự mất cân đối cung – cầu gây bất lợi lớn cho nhà thầu. Chưa bao giờ ngành rơi vào tình trạng cạnh tranh khốc liệt như vậy. Có những doanh nghiệp chấp nhận giá thấp hơn cả giá vốn để có công ăn việc làm.
Riêng 2020-2021, đại dịch Covid-19 còn giáng đòn nặng lên ngành và xây dựng. Riêng HBC thì doanh thu giảm đến 40%. Sàn 2022, hệ quả của Covid-19 khiến giá cả NVL tăng, đã “cuốn đi” phần lợi nhuận nhỏ nhoi còn lại của các nhà thầu. Chính sách Zero Covid-19 của Trung Quốc khiến bất động sản du lịch “đóng băng”.
Trước đó, ông Hải từng có kêu gọi cùng nhau liên minh để tham gia thị trường ngoại. Khi, miếng bánh trong nước nhỏ dần, và nhà thầu Việt Nam hoàn hoàn đủ khả năng để cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Phía Coteccons, Chủ tịch là ông Bolat mới đây cũng kêu gọi các nhà thầu liên kết, song song chú trọng yếu tố ESG. Có như vậy, Việt Nam mới có thể kỳ vọng việc tham gia nhiều hơn của nhà thầu trong nước tại các dự án lớn như nhà ga, sân bay…
“Xây dựng sân bay là dự án lớn rất được quan tâm trong 6-7 tháng qua. Tôi tin rằng các công ty Việt Nam có thể giao thầu đúng hạn với chất lượng cao nhất, không thua kém bất kỳ sân bay nào ở châu Âu ”, ông Bolat Duisenov chia sẻ.
Dù vậy, ông cũng nhấn mạnh có thể có cuộc chiến đang diễn ra với doanh nghiệp xây dựng Việt Nam. Cụ thể là các nhà thầu trong nước đang có sự cạnh tranh rất lớn: Nhiều công ty cố gắng hạ giá để thắng thầu và điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng, sự an toàn của chính họ.
“Thách thức chính mà tôi nhìn nhận lúc này là ngành xây dựng còn thiếu sự tin tưởng”, đại diện CTD cho biết. Khi, thị trường hiện có rất nhiều thương hiệu, nhiều công ty nhưng chưa có sự gắn kết. Trong khi, nhà thầu Việt Nam theo đánh giá là có năng lực, song chưa hiểu hết về sức bật tiềm ẩn của mình.