Mới nhất,
CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (mã chứng khoán HBC) ghi nhận lỗ ròng 1.111 đồng,
tăng thêm 333 tỷ đồng so với báo cáo tự lập. Nguyên nhân đến từ việc doanh thu thuần và giá vốn điều chỉnh ngược chiều nhau, dẫn đến lãi gộp giảm 13% so với báo cáo tự lập. Bên cạnh đó, chi phí quản lý tăng đến 57%, lên 758 tỷ đồng, phần lớn là chi phí dự phòng.
Tính đến cuối năm 2023, HBC có lỗ lũy kế 3.240 tỷ đồng. Điều này làm vốn chủ sở tính đến cuối năm 2023 còn 93,4 tỷ đồng, giảm đến 92% so với năm 2022.
CTCP Tập đoàn Đầu tư địa ốc No Va (Novaland, mã chứng khoán NVL) cũng giảm 199 tỷ đồng lợi nhuận sau kiểm toán.
Như vậy, lợi nhuận sau thuế của Novaland năm 2023 giảm đến 78% so với năm 2022.
Theo giải trình của Novaland, nguyên nhân phát sinh chênh lệch chủ yếu là do khoản lỗ đến từ việc trích lập dự phòng giảm giá trị hàng tồn kho tại công ty liên kết theo yêu cầu từ đơn vị kiểm toán trên quan điểm thận trọng. Khoản trích lập dự phòng này dự kiến sẽ được hoàn nhập khi dự án tiếp tục triển khai.
Cũng hoạt động trong mảng bất động sản,
CTCP Đầu tư LDG (mã chứng khoán LDG) lỗ ròng thêm 153 tỷ đồng,
dẫn đến mức lỗ ròng 2023 tăng lên 527 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu do giá vốn hàng bán và chi phí quản lý lần lượt tăng 41% và 222% so với báo cáo tự lập, lên 80 tỷ đồng và 248 tỷ đồng.
Trong giải trình, LDG cho biết đơn vị kiểm toán đã thực hiện điều chỉnh trích lập dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi và dự phòng giảm giá hàng tồn kho so với BCTC quý 4/2023 công ty công bố trước đó.
Dù chấp nhận toàn phần nhưng đơn vị kiểm toán đưa ra một số vấn đề cần nhấn mạnh đối với báo cáo tài chính của LDG, bao gồm các vấn đề liên quan đến khu dân cư Tân Thịnh và cựu Chủ tịch Nguyễn Khánh Hưng.
Ở các lĩnh vực khác, có
CTCP Tập đoàn Lộc Trời (mã chứng khoán LTG) “bốc hơi” đến 94% lợi nhuận sau kiểm toán.
Cụ thể, con số lợi nhuận chỉ đạt 17 tỷ đồng, trong khi báo cáo tự lập ghi nhận 265 tỷ đồng. Nguyên nhân do doanh thu điều chỉnh giảm hơn 19 tỷ đồng, còn giá vốn hàng bán tăng gần 16 tỷ đồng. Đặc biệt, khoản lãi từ công ty liên kết giảm 315 tỷ đồng đến từ việc loại trừ lãi từ giao dịch giá rẻ.
CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (mã chứng khoán TTF) cũng ghi nhận lỗ sau thuế cổ đông công ty mẹ 134 tỷ đồng, trong khi ở báo cáo tự lập có lãi 11 tỷ đồng.
Năm 2022, công ty có lãi 3,4 tỷ đồng. Nguyên nhân TTF chuyển từ lãi sang lỗ chủ yếu vì khoản lợi nhuận khác từ 18 tỷ đồng ở báo cáo tự lập biến thành lỗ 70 tỷ đồng sau kiểm toán, do tăng mạnh chi phí phạt thuế cùng khoản lỗ từ xóa sổ và thanh lý tài sản.
Ngoài ra còn có
CTCP Lizen
(mã chứng khoán LCG) giảm hơn 14% lợi nhuận so với trước kiểm toán, về mức hơn 101 tỷ đồng; hay
CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy
(mã NBB) chỉ còn lãi sau thuế 1,1 tỷ đồng năm 2023 (so với con số 8 tỷ đồng trong báo cáo tự lập)….
Nguồn tin: https://cafef.vn/hang-tram-ty-loi-nhuan-cua-mot-loat-doanh-nghiep-boc-hoi-sau-kiem-toan-188240403075226659.chn