Monday, 19 May 2025
Subscribe
Cafe Bệt
  • 🔥
  • Doanh Nghiệp
  • Công Nghệ
  • Thể Thao
  • Thời Sự
  • Người Nổi Tiếng
  • Đời Sống
  • Sức Khỏe
  • Tài Chính
  • Bất Động Sản
  • Xe
Font ResizerAa
Cafe BệtCafe Bệt
Search
Have an existing account? Sign In
Follow US
© 2022 Foxiz News Network. Ruby Design Company. All Rights Reserved.
Cafe Bệt > Blog > Doanh Nghiệp > DN dệt may sống sót qua cú “quay xe” bất ngờ, 42 tỷ USD xuất khẩu đối mặt bài toán lớn trong năm 2023
Doanh Nghiệp

DN dệt may sống sót qua cú “quay xe” bất ngờ, 42 tỷ USD xuất khẩu đối mặt bài toán lớn trong năm 2023

Last updated: 03/04/2023 8:30 am
Cafe Bệt
Share
SHARE


DN dệt may sống sót qua cú "quay xe" bất ngờ, 42 tỷ USD xuất khẩu đối mặt bài toán lớn trong năm 2023 - Ảnh 1.

Năm 2022, kinh tế thế giới đứng trên bờ vực suy thoái, doanh nghiệp dệt may từ tăng trưởng tốt trong nửa đầu năm thì đột ngột gặp rất nhiều khó khăn trong 6 tháng cuối năm. Khi, các thị trường chính của dệt may Việt Nam rơi vào lạm phát, sức mua suy giảm mạnh, đến quý 4/2022 đơn hàng đã giảm đến 30%, có doanh nghiệp giảm đến 70% đơn hàng ở thị trường châu Âu. Đơn hàng may giảm xuống do cầu thế giới giảm, đặc biệt là tại 2 thị trường Mỹ và EU – những thị trường chính của dệt may Việt Nam – giá giảm khoảng 30%…

Ngoài ra, bất lợi về tỷ giá với các đối thủ cạnh tranh, tình trạng thiếu lao động sau đại dịch, yêu cầu truy soát nguồn gốc bông, vải, sợi hay xanh hóa dệt may từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới cũng là những thách thức mà doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải đối mặt.

Đơn hàng đột ngột cắt giảm mạnh, DN dệt may Việt Nam vẫn cán đích

“Xuất khẩu dệt may của Việt Nam năm 2022 cán đích một cách đáng ghi nhận khi mang về 4 2 tỷ USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước. Đây có thể xem là sự nỗ lực rất lớn của ngành dệt may”, ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) – chia sẻ với chúng tôi trước thềm triển lãm quốc tế thường niên ngành dệt may SaigonTex & SaigonFabric 2023.

DN dệt may sống sót qua cú "quay xe" bất ngờ, 42 tỷ USD xuất khẩu đối mặt bài toán lớn trong năm 2023 - Ảnh 2.

Ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas)

Theo ông Giang, có 2 yếu tố lớn hỗ trợ cho doanh nghiệp dệt may trong năm qua, bao gồm:

Thứ nhất, trong bối cảnh năm 2021 dịch bệnh bùng phát mạnh dồn nén nhu cầu, thì 6 tháng đầu năm 2022 tình hình cực kỳ tốt khi Covid-19 được kiểm soát. Bức tranh kinh doanh của doanh nghiệp trong ngành cũng vô cùng khả quan, hầu hết tăng trưởng trên hai chữ số.

Đến quý 3/2022, thị trường bắt đầu có phản ứng trước bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, chính sách Zero Covid-19 của Trung Quốc (thị trường lớn của ngành dệt may)… và đến quý 4/2022 thì bắt đầu bộc lộ rõ ảnh hưởng. Sức mua toàn cầu giảm mạnh, và hệ quả nặng hơn sang quý 1/2023, các đơn hàng bị cắt giảm hàng loạt.

Dù vậy, toàn ngành vẫn cán đích trong năm 2022. Nhờ đâu? Theo Chủ tịch Vitas, đó là do doanh nghiệp trong nước đã tạo được nền tảng giữa đại dịch, hầu hết các bên đều nổ lực thích ứng nhanh như chuyển đổi sang các thị trường mới, cơ cấu mặt hàng đa dạng hơn….

Thứ hai, không chỉ mở rộng danh mục thị trường xuất khẩu (hạn chế việc phụ thuộc vào một khách hàng lớn truyền thống nào đó), thì doanh nghiệp dệt may còn thay đổi cơ bản về một số giải pháp chuyên môn hoá. Cụ thể, trước đây nếu doanh nghiệp chỉ sản xuất chuyên môn một mặt hàng nào đó, thì bây giờ đã phát triển đa dạng chủng loại hơn. Đặc biệt, doanh nghiệp cũng đã hoàn tất đầu tư vào máy móc công nghệ mới phục vụ việc đa dạng sản phẩm.

Sự phát triển của ngành còn thể hiện qua bức tranh của SaigonTex & SaigonFabric (diễn ra từ ngày 5-8/4/2023). Năm nay, tổng diện tích toàn khu triển lãm tăng 250% so với năm 2022, số lượng công ty tham gia cũng tăng 360% và đến từ 21 quốc gia khác nhau gồm Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc, Đài Loan… Được biết, SaigonTex & SaigonFabric là nơi kết nối thương mại, mang đến một thị trường giao thương sôi động của ngành công nghiệp dệt may và mở ra nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh.

“Đối tác ngày càng khắt khe hơn trong yêu cầu truy soát nguồn gốc bông, vải, sợi hay xanh hóa dệt may”

DN dệt may sống sót qua cú "quay xe" bất ngờ, 42 tỷ USD xuất khẩu đối mặt bài toán lớn trong năm 2023 - Ảnh 3.

“Thị trường bây giờ đòi hỏi phải cực kỳ nhanh nhạy, và chúng ta cần máy móc công nghệ để có thể đáp ứng”.

Dù vậy, bước sang năm 2023, ngành dệt may Việt Nam đang phải đối diện với nhiều thách thức do đơn hàng sụt giảm, lãi suất tăng cao và chênh lệch tỷ giá. Đặc biệt, câu chuyện về phát triển bền vững đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Theo Vitas, đối tác ngày càng khắt khe hơn trong yêu cầu truy soát nguồn gốc bông, vải, sợi hay xanh hóa dệt may, và đây chính là bài toán lớn cho doanh nghiệp từ năm 2023.

“Có 3 giải pháp cho năm 2023, chính là (i) chúng ta phải tiếp tục xây dựng nền tảng, phương pháp đa dạng hoá thị trường, đa dạng hoá mặt hàng và đa dạng hoá chủng loại của các nhãn hàng sản xuất tại Việt Nam. Không nên dừng lại tại một số mặt hàng truyền thống như xưa.

Song song, (ii) xây dựng giải pháp thích ứng quy trình bền vững của thị trường dệt may toàn cầu. Trong đó, các nhà nhập khẩu đòi hỏi chúng ta phải dùng sản phẩm tái chế, do đó doanh nghiệp trong nước phải luôn luôn tìm kiếm nguyên liệu, đầu tư vào con người, cơ sở vật chất để có thể đáp ứng yêu cầu trên.

Cuối cùng, (iii) đây cũng là bài toán chung không chỉ với doanh nghiệp mà cho cả hiệp hội, các cơ quan ban ngành: chính là xây dựng được giải pháp về nguồn lực. Có máy móc rồi, có thị trường rồi thì phải có nguồn lực để thực hiện. Đặc biệt, nguồn lực hiện nay còn đòi hỏi đáp ứng được sự thay đổi rất nhanh về cơ chế cũng như nhu cầu thị trường”, ông Giang nhấn mạnh.

Trong đó, nguồn lực theo vị này là yếu tố then chốt. Và tại triển lãm năm nay, Hiệp hội rất chú trọng tạo môi trường trao đổi với những nhà sản xuất trên toàn cầu, từ đó tạo cơ hội cho doanh nghiệp trong nước tiếp xúc, tương tác với đối tác ngoại, đặc biệt liên quan đến sản phẩm về tái chế.

“Mặt khác, trọng tâm năm nay cũng hướng tới phản ánh được giải pháp về thiết bị công nghệ tự động hoá mà các doanh nghiệp dệt may đang tìm kiếm. Bởi, thị trường bây giờ đòi hỏi phải cực kỳ nhanh nhạy, và chúng ta cần máy móc công nghệ để có thể đáp ứng”, ông Giang chốt lời.

Share This Article
X Email Copy Link Print
Previous Article Những giao dịch của Vinhomes năm 2022
Next Article Nơi những người độc thân không có chỗ đứng, bị ghẻ lạnh ngầm vì “chưa một lần yêu ai”

Nhịp sống trẻ mỗi ngày!

Cùng cập nhật những tin tức nóng hổi, đa dạng về kinh tế, xã hội, văn hóa và giải trí. Đón nhận nhịp sống trẻ, năng động, và sáng tạo mỗi ngày.
FacebookLike
XFollow
PinterestPin
InstagramFollow
YoutubeSubscribe
TiktokFollow
- Advertisement -
Ad image

Đang được quan tâm

John Terry: ‘Chạy marathon khổ nhọc hơn cả đá bóng’

AnhCựu đội trưởng Chelsea và tuyển Anh John Terry xem hoàn thành London Marathon ngày…

By Cafe Bệt

Báo động vi nhựa làm 356.000 người tử vong mỗi năm do bệnh tim

Phân tích dựa trên dữ liệu khảo sát dân số và mẫu nước tiểu từ…

By Cafe Bệt

Đảo xanh không khói xăng

Tôi đến Phú Quý đơn giản vì… Sài Gòn nóng và đông quá. Sau khi…

By VnExpress

Tin liên quan

Doanh Nghiệp

Công ty chứng khoán liên quan bà Trương Mỹ Lan lỗ đậm, nắm giữ hơn 1.800 tỷ đồng tiền mặt

By Cafe Bệt
Doanh Nghiệp

Một tập đoàn muốn tăng vốn mạnh tại Phú Yên, mở rộng sản xuất điện sinh khối

By Cafe Bệt
Doanh Nghiệp

Hãng ô tô Việt Kim Long Motor bàn giao lô xe ăn xăng khoảng 8 lít/100km phục vụ thành phố đáng sống nhất Việt Nam

By Cafe Bệt
Doanh Nghiệp

Đại gia buôn thép ôm nghìn tỷ nợ xấu, biến lỗ thành lãi nhằm thoát án hủy niêm yết

By Cafe Bệt
Go to mobile version
Welcome Back!

Sign in to your account

Username or Email Address
Password

Lost your password?