Hải ly là loài động vật được nhiều người trong chúng ta yêu thích. Chúng không chỉ dễ thương mà còn cần cù trong việc việc xây đập giúp giữ cho hệ sinh thái nơi chúng sinh sống khỏe mạnh. Đập hải ly giúp làm chậm dòng chảy của sông suối, giảm thiểu xói mòn đất và các ao được hình thành bởi những con đập đó sẽ bổ sung nguồn cung cấp nước ngầm. Ao hải ly trở thành nhà của nhiều loài động vật khác. Và các con đập đóng vai trò như bộ lọc tự nhiên đối với dòng nước chảy, cải thiện chất lượng ở hạ lưu.
Nhưng các đập hải ly cũng có thể làm tăng nhiệt độ dòng chảy ở thượng nguồn và hút oxy trong nước về lâu dài. Và hải ly có thể gây hại đến cây trồng và vườn nhà. Theo National Geographic, đó là lời phàn nàn chính của các gia đình chuyển từ thành phố lớn đến tây nam Idaho trong những năm ngay sau Thế chiến thứ hai.
Theo đó, trách nhiệm loại bỏ hải ly ở phía tây nam Idaho khỏi các khu định cư mới của con người thuộc về Cục Thủy sản và Giải trí (Fish and Game Department), và cách thực hiện điều đó là một vấn đề lớn đối với cơ quan này. Họ không muốn giết hải ly; các thành viên trong cục biết giá trị của chúng đối với hệ sinh thái địa phương và đã có nỗ lực phối hợp vào thời điểm đó để khôi phục quần thể hải ly sau nhiều thập kỷ bị săn bắt quá mức. Nhưng nếu chúng được di chuyển thay vì bị tiêu hủy thì ngôi nhà mới của chúng sẽ được đặt ở đâu?
Trung tâm Idaho nắm giữ một khu vực được bảo vệ, khu vực hoang dã Frank Church-River of No Return. Trong khu vực đó là lưu vực Chamberlain, một nơi có nhiều rừng và một con lạch nổi bật. Nó dường như là nơi lý tưởng để di dời hải ly. Tuy nhiên, câu hỏi lúc này là làm thế nào để đưa chúng đến đó. Việc di dời động vật hoang dã như vậy là không bình thường vào năm 1948 và các phương pháp được sử dụng trước đây – bẫy động vật, di chuyển chúng bằng ngựa hoặc la lên xe tải và chở chúng đến con đường gần nơi ở mới của chúng – có những hạn chế đáng kể.
Elmo W. Heter, nhân viên của Fish and Game Department, viết trong một bài báo trên Tạp chí Quản lý Động vật hoang dã (Journal of Wildlife Management): “Phương thức vận chuyển thông thường trong trường hợp này sẽ rất tốn kém, gian khổ, với thời gian kèo dài và dẫn đến tỷ lệ tử vong cao”. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong của hải ly trong những chuyến đi như vậy bao gồm: mùi của hảy ly làm phiền những con ngựa chịu trách nhiệm chở chúng; việc bắt và vận chuyển có thể khiến nhiều hải ly khó chịu, khiến chúng trở nên hung dữ; hải ly có khả năng chịu nhiệt kém khi ra khỏi nước; ap lực về nhiệt độ và việc di chuyển khắc nghiệt đến mức một số hải ly không chịu ăn sau một thời gian.
Sau khi viết về những vấn đề của cách vận chuyển hải ly, Elmo W. Heter bắt đầu tìm ra một cách tốt hơn. Anh ấy nghĩ ra rằng tốt nhất là nên chuyển chúng vào giữa mùa hè; mùa di cư của chúng kết thúc và chúng sẽ có thời gian để thích nghi với ngôi nhà mới. Và anh ấy biết từ những nỗ lực di dời trước đây rằng tốt hơn là nên di chuyển những con hải ly non, lý tưởng nhất là bốn con mỗi lần với một con đực cùng ba con cái hoặc hai con đực, hai con cái. Nhưng câu hỏi vẫn còn đó: hải ly sẽ di chuyển như thế nào?
Theo đó, Heter đã nảy ra ý tưởng sử dụng những chiếc dù dư thừa của quân đội để thả hải ly vào ngôi nhà mới của chúng từ máy bay. Điều này nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng ít nhất nó cũng mang lại lợi ích kinh tế vào thời điểm đó; theo Đài phát thanh công cộng bang Boise, điều này sẽ chỉ tiêu tốn 30 USD, tương đương 379,30 USD theo đơn vị tiền tệ năm 2024. Nhưng vì hải ly không có khả năng vận hành một chiếc dù tiêu chuẩn, nên Heter phải nghĩ ra những chiếc thùng vận chuyển có thể được đưa xuống máy bay một cách an toàn và hải ly có thể dễ dàng thoát ra khi chúng hạ cánh.
Geronimo, cùng với ba con cái, trở thành con đầu tiên trong số 76 con hải ly được di dời từ tây nam Idaho đến lưu vực Chamberlain sau khi phương pháp nhảy dù được thông qua. Chúng được thả xuống đồng cỏ trong vùng trong một loạt chuyến bay trong nhiều ngày. Tất cả trừ một trong những con hải ly đều sống sót sau cuộc hành trình; nạn nhân duy nhất cố gắng bò lên trên thùng của mình và nhảy hoặc rơi ở độ cao 75 feet so với mặt đất. So với các phương thức vận chuyển cũ, những con hải ly đều tỏ ra khỏe mạnh hơn sau chuyến đi.
Hậu duệ của 76 con hải ly nhảy dù này hiện tại vẫn còn ở lưu vực Chamberlain và chúng được ghi nhận vẫn phát triển mạnh mẽ.
Tham khảo: Grunge
Nguồn tin: https://genk.vn/vi-sao-my-cho-76-con-hai-ly-nhay-du-xuong-luu-vuc-chamberlain-sau-the-chien-thu-2-20240520114640936.chn