Cafe Bệt

Nhịp sống trẻ mỗi ngày

Font ResizerAa
  • Thời Sự
  • Đời Sống
    • Góc Nhìn
  • Nhịp Sống Trẻ
    • Cơ Hội
    • Sự Kiện
    • Giải Trí
    • Cuộc Thi
  • Kiến Thức
    • Tài Chính
  • Kỹ Năng Sống
    • Sống Đẹp
  • Tuyển Dụng
  • Doanh Nghiệp
  • Công Nghệ
  • Thể Thao
Font ResizerAa
Cafe BệtCafe Bệt
Search
  • Thời Sự
  • Đời Sống
    • Góc Nhìn
  • Nhịp Sống Trẻ
    • Cơ Hội
    • Sự Kiện
    • Giải Trí
    • Cuộc Thi
  • Kiến Thức
    • Tài Chính
  • Kỹ Năng Sống
    • Sống Đẹp
  • Tuyển Dụng
  • Doanh Nghiệp
  • Công Nghệ
  • Thể Thao
Have an existing account? Sign In
Follow US
© 2022 Foxiz News Network. Ruby Design Company. All Rights Reserved.
Cafe Bệt > Blog > Công Nghệ > Sự thật bất ngờ về cơn cồn cào quen thuộc
Công Nghệ

Sự thật bất ngờ về cơn cồn cào quen thuộc

Last updated: 25/07/2025 8:30 pm
Cafe Bệt
Share
SHARE

“Trời ơi, mẹ xót ruột quá”, “Đừng để bụng trống, không là xót ruột đấy”… Những câu nói tưởng như rất đỗi quen thuộc ấy có lẽ bất cứ đứa trẻ nào cũng từng nghe từ ông bà, cha mẹ. Lúc nhỏ, nhiều người trong chúng ta từng ngơ ngác không hiểu “xót ruột” là gì. Lớn lên, có khi chính ta lại là người lẩm bẩm câu ấy mỗi khi bụng cồn cào, dạ dày khó chịu không rõ vì sao. Vậy “xót ruột” thật ra là gì, có nguy hiểm không và liệu có nên xem nhẹ hiện tượng này?

Xót ruột là cảm giác gì?

“Xót ruột” không phải từ ngữ y khoa chính thống, nhưng lại là cách mô tả rất chính xác cảm giác thường gặp khi dạ dày có vấn đề nhẹ. Cảm giác này thường xuất hiện ở vùng thượng vị (giữa ngực và rốn), được mô tả là cồn cào, hơi nóng rát, như thể dạ dày đang “đói”, “rỗng” hoặc đang co bóp quá mức. Một số người còn cảm thấy buồn nôn nhẹ, ợ hơi, mệt mỏi hoặc khó chịu trong người dù vừa mới ăn cách đó không lâu.

Vấn đề nằm ở chỗ, cảm giác xót ruột không chỉ xuất hiện khi đói mà đôi khi lại đến sau bữa ăn nhất là khi bạn ăn món gì đó không thực sự phù hợp với hệ tiêu hóa như bún, phở, mì ăn liền hay đồ cay chua, nhiều dầu mỡ.

Giải mã hiện tượng “xót ruột”: Sự thật bất ngờ về cơn cồn cào quen thuộc- Ảnh 1.

Về bản chất, xót ruột là gì?

Xét trên góc độ sinh lý, “xót ruột” là cách cơ thể phản ứng với tình trạng tăng tiết acid dịch vị trong dạ dày. Khi đói lâu hoặc ăn thực phẩm kích ứng (cay, chua, mặn, nhiều nước dùng đậm đặc), dạ dày vẫn tiết acid để chuẩn bị tiêu hóa, nhưng lại không có đủ thức ăn “đệm” (như đạm, chất xơ) để trung hòa lượng axit này. Kết quả là lớp niêm mạc bị kích thích, dẫn đến cảm giác cồn cào, khó chịu tức là “xót ruột”.

Không chỉ thế, những người hay ăn các món nhiều tinh bột nhanh tiêu như bún, miến, phở mà ít ăn kèm rau hoặc thịt cũng dễ gặp tình trạng này. Tinh bột nhanh làm dạ dày co bóp nhanh hơn, kéo theo acid được tiết ra nhiều hơn, nhưng lại thiếu yếu tố trung hòa khiến dạ dày bị “bào mòn nhẹ”, gây ra cảm giác xót.

Giải mã hiện tượng “xót ruột”: Sự thật bất ngờ về cơn cồn cào quen thuộc- Ảnh 2.

Xót ruột có đáng lo?

Nếu bạn chỉ thỉnh thoảng xót ruột khi ăn trễ bữa hoặc ăn món gì đó lạ bụng, cơ thể sẽ tự điều chỉnh lại sau vài giờ hoặc sau bữa ăn kế tiếp. Tuy nhiên, nếu hiện tượng xót ruột xảy ra thường xuyên, lặp lại mỗi ngày, đi kèm các dấu hiệu như đau âm ỉ vùng bụng trên, buồn nôn, ợ nóng, chán ăn hoặc sút cân, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề nghiêm trọng hơn như: Viêm loét dạ dày, tá tràng; Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD); Hội chứng dạ dày tăng tiết axit; Rối loạn tiêu hóa chức năng.

Đặc biệt với những người có lối sống thiếu khoa học như ăn thất thường, uống nhiều cà phê, hút thuốc lá, thường xuyên stress, việc xót ruột lặp đi lặp lại có thể là lời cảnh báo dạ dày đang bị tổn thương thật sự.

Giải mã hiện tượng “xót ruột”: Sự thật bất ngờ về cơn cồn cào quen thuộc- Ảnh 3.

Làm sao để tránh bị xót ruột?

Cách đơn giản nhất để tránh xót ruột là ăn uống điều độ, đúng giờ và chọn thực phẩm phù hợp. Đừng để bụng quá đói mới ăn, nhưng cũng không nên ăn quá no. Bạn hãy ưu tiên các bữa ăn có đầy đủ tinh bột chậm (như cơm, khoai), đạm (thịt, cá, trứng), chất xơ (rau xanh) và chất béo lành mạnh.

Nếu ăn các món như bún, phở, mì nước thì nên ăn kèm thêm rau, thịt hoặc trứng để giảm tác động của tinh bột nhanh lên dạ dày. Hạn chế dùng nước dùng quá chua, cay hoặc mặn vì đây là những yếu tố dễ gây kích ứng niêm mạc dạ dày.

Ngoài ra, hãy ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, giảm stress và không lạm dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm vốn là những “thủ phạm” âm thầm gây viêm loét dạ dày và làm tăng tình trạng xót ruột.


Nguồn tin: https://genk.vn/giai-ma-hien-tuong-xot-ruot-su-that-bat-ngo-ve-con-con-cao-quen-thuoc-20250725174546858.chn

Share This Article
Email Copy Link Print
Previous Article Những giá trị thời thượng tại khu đô thị 15.000 tỷ đồng do Sun Group đầu tư phía Bắc Hà Nội

Nhịp sống trẻ mỗi ngày!

Cùng cập nhật những tin tức nóng hổi, đa dạng về kinh tế, xã hội, văn hóa và giải trí. Đón nhận nhịp sống trẻ, năng động, và sáng tạo mỗi ngày.
FacebookLike
XFollow
PinterestPin
InstagramFollow
YoutubeSubscribe
TiktokFollow
- Advertisement -
Ad image

Đang được quan tâm

Siêu máy tính loại Real khỏi nhóm ứng viên Club World Cup

Siêu máy tính của hãng thống kê hàng đầu thế giới Opta xếp Real Madrid…

By Cafe Bệt

Indonesia phát hiện hợp chất mới chống ung thư

Nhà nghiên cứu Indonesia tìm thấy hợp chất chống ung thư cổ tử cung trong…

By Cafe Bệt

Rất quen mặt với người Việt

Theo thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, gan nhiễm mỡ đang dần trở thành…

By Cafe Bệt

Tin liên quan

Công Nghệ

Apple có thể “bắt tay” với Intel sản xuất chip M-series, hứa hẹn cải tiến vượt trội

By Cafe Bệt
Công Nghệ

AI có thể thay đổi thế giới theo ba kịch bản đáng sợ nhất

By Cafe Bệt
Công Nghệ

iPad Pro M5 và iPhone Fold khiến các fan công nghệ “đứng ngồi không yên”

By Cafe Bệt
Công Nghệ

iPhone gập của Apple có thể sẽ “tái định nghĩa” những thứ này

By Cafe Bệt
Go to mobile version
Welcome Back!

Sign in to your account

Username or Email Address
Password

Lost your password?